thiet ke do hoa la gi thiet ke do hoa la gi

Khám phá Khái niệm Thiết kế Đồ họa là gì

“Thiết kế đồ họa” không phải là một từ mới mẻ gì đối với chúng ta. Chắc hẳn các bạn đã từng ít nhất 1 lần nghe nói đến nó. Vậy các bạn đã thử hỏi mình “thiết kế đồ họa là gì?” hay chưa? Đúng là rất khó để định nghĩa cho cụm từ này, vì nghĩa của nó quá rộng, nó bao hàm quá nhiều thứ.

Xung quanh chúng ta luôn được bao trùm bởi các sản phẩm của thiết kế đồ họa, nên vô hình trung người ta tin rằng “làm designer rất giàu”. Và cũng vì lẽ đó, người ta đổ xô đi học Thiết Kế Đồ Họa với hy vọng sẽ “hái ra tiền” từ công việc ngồi văn phòng vô cùng dễ dàng này. Các khóa đào tạo về phần mềm Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe Indesign, v.v… tràn lan trên mạng càng làm nhiều người tin rằng chỉ cần biết sử dụng các công cụ này, họ đã có thể trở thành designer và tự do hành nghề, kiếm bộn tiền từ đó. Designer ở thời điểm hiện tại đang “mọc như nấm sau mưa”. 

Hiện thực của nghề design không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Thành thạo các phần mềm đồ họa chỉ là bước đi đầu tiên trên con đường trở thành designer chuyên nghiệp. Bạn không thể bắt đầu công việc thiết kế với suy nghĩ “mình thích thì mình làm thôi” mà không cần biết yếu tố nào cần thiết khi sáng tạo một tác phẩm, tại sao phải chọn màu này thay vì màu kia, tại sao dùng phông chữ này lại không được dùng phông chữ khác… Hàng vạn câu hỏi “tại sao” không được giải đáp sẽ khiến tác phẩm của bạn trông thật tệ hại. Và đây chính là lý do trước khi bước chân vào ngành design, bạn phải trả lời được câu hỏi, thiết kế đồ họa là gì?

Thiết kế đồ họa là gì?

Kết quả của Google cho chúng ta thấy khái niệm về Thiết Kế Đồ Họa: là một nghệ thuật mà ở đó người ta sử dụng những kỹ năng để kết hợp chữ và hình ảnh, nhằm tạo ra những sản phẩm đồ họa để quảng cáo, ấn phẩm tạp chí, sách báo hay các ấn phẩm văn phòng.

Bạn cũng có thể tìm thấy khá nhiều khái niệm, định nghĩa khác về Thiết Kế Đồ Họa trên Google. Còn với bài viết này, mình sẽ cố gắng đúc kết cho các bạn một khái niệm dễ hiểu và dễ hình dung nhất về nó.

Nói một cách dễ hiểu, Thiết Kế Đồ Họa được chia làm 2 phần:
“Thiết Kế” “Đồ Họa”.

Để “thiết kế” được, thì chúng ta phải có “đồ họa”, cũng giống như các bạn nấu ăn thì cần phải có nguyên liệu. Vậy nguyên liệu ở đây của chúng ta là gì?

“Đồ họa” (Graphic) là những yếu tố thị giác. Chúng được kết hợp từ nghệ thuật, trí tưởng tượng và cách thể hiện, biểu hiện rõ nhất qua các phương thức như vẽ, sơn, viết chữ, nhằm tạo ra những yếu tố mà chúng ta có thể tiếp nhận được bằng mắt. Những yếu tố thị giác như màu sắc, hình ảnh, luôn giúp con người ta tiếp thu nhanh hơn chữ nghĩa và những con số khô khan.

Những yếu tố thị giác cơ bản (Visual element) thường được sử dụng để kết hợp tạo nên Thiết kế Đồ họa bao gồm các yếu tố sau: Point (điểm), Line (đường thẳng), Space (Không gian – Khoảng trắng), Shape (Hình dáng), Form (Hình thể) , Texture (Chất liệu), Color (Màu sắc) và Typography (Chữ).

Khi phân tích cụ thể bất kỳ một sản phẩm thiết kế nào, bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra chúng được tạo từ những yếu tố mà chúng ta đã liệt kê ở trên. Tất cả sẽ được sắp xếp trong một bố cục cụ thể để thể hiện một ý tưởng nào đó. 

Thiết kế giúp ta quyết định hình dạng và mục đích của một tác phẩm trước khi nó được tạo ra. Vậy, “Thiết kế” là suy nghĩ, là nghiên cứu, là giải quyết vấn đề, là kết quả cuối cùng chúng ta có được, nhằm truyền đạt thông tin đến người xem qua các yếu tố thị giác.

Trong quá trình thiết kế đồ họa, chúng ta có các nguyên tắc cần phải xem xét và duy trì. Tất cả những nguyên tắc này được gọi là “Các nguyên tắc thiết kế” (The principle of design).

Những nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng bổ trợ cho nhau, cùng xuất hiện “trên mọi mặt trận”, trên tất cả các thiết kế mà các bạn gặp phải. Một thiết kế tốt là một thiết kế phải đảm bảo được đầy đủ các nguyên tắc trong thiết kế. Vậy các nguyên tắc đó là gì?

Chúng là: Contrast (Độ tương phản), Hierarchy (Phân cấp thông tin), Alignment (Sắp xếp), Balance (Cân bằng), Proximity (Tương đồng), Repetition (Lặp lại), Simplicity (Đơn giản) và Function (Chức năng).

Khi chúng ta kết hợp các yếu tố thị giác và các nguyên lý thiết kế lại, chúng ta có Thiết kế Đồ họa (Graphic Design).

Khi bạn chụp một tấm hình rồi đưa vào Photoshop chỉnh sửa lại, gõ thêm vài chữ, bạn gọi đó là thiết kế. Hoặc khi bạn vẽ nhanh một logo nào đó, và bạn gọi đó là thiết kế, trong khi còn chưa chắc cái bạn vẽ có đúng là logo hay không. Đó không phải là Thiết kế Đồ họa.

Thiết kế đồ họa là cả một quá trình dài mà trong đó người thiết kế phải vận dụng những kỹ năng, sự sáng tạo để truyền đạt thông tin qua tác phẩm của mình đến người đọc. Quá trình này được bắt đầu từ những ý tưởng của bạn, để có một ý tưởng hay thì bạn cần phải có thật nhiều ý tưởng, càng nhiều càng tốt. Từ đó, bạn phân tích chúng và chọn ra giải pháp tốt nhất để thực hiện tác phẩm của mình. 

thiết kế đồ họa là gì

Điều quan trọng là bạn phải xác định được mình muốn làm cái gì, muốn truyền đạt cái gì đến người khác. Khi đó, bạn sẽ vận dụng được hết các kiến thức và kỹ năng của mình để tạo nên tác phẩm như ý. Một tác phẩm thiết kế tốt là một tác phẩm mà khi nhìn vào, chúng ta thấy được vẻ đẹp của nó, sự hài hòa về hình ảnh, chữ, màu sắc và thông điệp mà nó muốn gửi đến cho chúng ta.

Ngày xưa người ta chỉ có những nét vẽ bút chì hoặc cọ vẽ trên giấy. Ngày nay chúng ta đã có nhiều hơn như thế. Chúng ta có máy chụp hình, có máy tính, có máy in, có internet – những thứ có thể giúp chúng ta làm việc với quy mô lớn hơn, độ phủ của thiết kế đồ họa cũng trải rộng ra trên toàn thế giới mà không gặp bất kỳ một trở ngại địa lý nào cả.

Với sự phát triển của công nghệ, chúng ta có được nhiều giao tiếp thị giác hơn. Từ đó hình thành rất nhiều chuyên ngành nhỏ của Graphic Design, bao gồm cả in ấn lẫn kỹ thuật số, như: Advertising (Quảng cáo), Branding (Thương hiệu), Web Design (Thiết kế web), User Interface Design (Thiết kế Giao diện người dùng), User Experience Design (Thiết kế Trải nghiệm người dùng), Magazine Layout (Dàn trang tạp chí), Packaging Design (Thiết kế Bao bì), TV/Motion Graphics (Thiết kế Chuyển động), Infographic (Thiết kế Thông tin), Signage (Bảng hiệu), Art and Installations (Nghệ thuật sắp đặt), và Digital Art (Nghệ thuật Kỹ thuật số). Nếu bạn đang theo đuổi ngành thiết kế đồ họa, chắc chắn bạn sẽ chọn một trong những ngành nghề nêu trên, tùy theo sở thích và năng lực của bạn.

Sức mạnh của thiết kế đồ họa là sự thông báo, tầm ảnh hưởng và hướng tới một cấp độ thương mại cao hơn, nó cũng được sử dụng để đào tạo và truyền cảm hứng cho những thế hệ sau.

Thiết kế Đồ họa là sự kết hợp chặt chẽ của hai yếu tố: tính thẩm mỹ (nghệ thuật), và ứng dụng thực tế từ những lý thuyết cơ bản.

Ví dụ như khi bạn thiết kế một poster quảng cáo cho sản phẩm nào đó, mà khi nhìn vào người ta không hiểu bạn đang thiết kế cái gì, không muốn mua sản phẩm của bạn, thì bạn đã thất bại cho dù bạn thiết kế đẹp đến đâu đi nữa.

Chúng ta phải học như thế nào?

Là một designer, bạn cần biết sử dụng hai yếu tố trên một cách hài hòa, tận dụng thế mạnh của từng yếu tố để chúng tương trợ lẫn nhau, có như thế bạn mới tạo ra được kết quả là những giao tiếp thị giác tuyệt vời.

Ví dụ: Bạn thiết kế một poster quảng cáo cho sản phẩm nào đó, khi nhìn vào người ta không hiểu bạn đang thiết kế cái gì, không muốn mua sản phẩm của bạn dù thiết kế của bạn rất đẹp nghĩa là bạn đã thất bại.

Một người thiết kế không thể hoàn hảo ở tất cả các lĩnh vực, có người chuyên phục hồi ảnh cũ, có người chuyên in ấn quảng cáo, có người thiết kế web, có người chuyên multimedia, v.v…. Vì thế, việc đầu tiên chúng ta cần là phải xác định được hướng đi của mình.

Khi đã xác định được mình muốn đi theo con đường nào, các bạn nên mạnh dạn đi tìm học ở những nơi tốt nhất, đầu tiên là học sử dụng phần mềm, sau đó học cách ứng dụng phần mềm đó vào công việc như thế nào cho hiệu quả. Ngoài những giờ học thì các bạn nên tìm hiểu thêm trên internet, trên sách báo, và có điều kiện thì nên đi thực tế ở ngoài, bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao “tay nghề”.

Nếu cảm thấy đam mê, đừng chậm chân khám phá con đường đầy thú vị này các bạn nhé!

  1. mình đang định học photoshop,nhưng không hiểu photoshop có thể làm được những gì và cần cho công việc như thế nào.bạn có thể nói thêm cho mình biết được không?

    1. Vậy lý do bạn muốn học pts là gì, nên đi từ cái gốc rồi đi ra, bạn ko hiểu pts làm gì thì tại sao lại muốn học nó

  2. Chào chị Uyên!, chị biết ở biên hoà có chỗ nào học thiết kế đồ hoạ ko chỉ cho em với! số điện thoại của em nè chị: 01694 668 399
    Thanks chị nhìu nhìu

  3. Bài viết về thiết kế có tính hàm thụ rất hay. Mình đang cần thiết kế để in name card (in card visit, in danh thiếp). Đọc bài này thấy hứng khởi.

    Mấy mẫu thiết kế đẹp quá mà không có mẫu in name card hay mẫu in danh thiếp nào hả. Mình thấy mấy mẫu in name card ở đây http://www.intuoitre.com cũng được lắm đó, các bạn vào tham khảo thử

    Cám ơn vì bài viết

  4. Bài viết về thiết kế có tính hàm thụ rất hay. Đang cần thiết kế để in name card (in card visit, in danh thiếp). Đọc bài này thấy hứng khởi.

    Cám ơn vì bài viết

    1. Cám ơn Miso nha! Vì có sự cố nên bị mất hết database cũ, giờ bắt đầu lại từ số 0 🙁

Leave a Reply to IBM Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *