image4 image4

9 lời khuyên hữu ích cần biết trước khi trở thành freelancer

Trở thành một freelancer (người làm nghề tự do) đã khó, giữ sức khỏe và tinh thần thép trong quá trình làm việc lại càng khó hơn. Làm freelance (công việc tự do), bạn được chủ động về thời gian lẫn công việc, đồng thời cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, áp lực ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

9 lời khuyên sau đây hy vọng sẽ là các tip hữu ích giúp bạn “sống khỏe” khi lựa chọn trở thành freelancer, biết cách giải quyết những phát sinh không mong muốn và tập trung cho công việc. Hãy cùng khám phá nhé!

1. Tối ưu hóa thời gian của bạn

Một trong những yếu tố quan trọng để thành công khi làm freelance đó là kỹ năng quản lý thời gian. Lên kế hoạch làm việc khoa học sẽ giúp bạn làm chủ được thời gian, có thêm nhiều cơ hội mới, khách hàng mới. Ngược lại, nếu quá chủ quan, rất dễ dẫn đến tình trạng kiệt sức. 

Làm freelance cần biết tối ưu hóa thời gian cá nhân (ảnh: felipe_charria)
Làm freelance cần biết tối ưu hóa thời gian cá nhân (ảnh: felipe_charria)

Kiệt sức là trạng thái quá mệt mỏi vì công việc (hoặc lo lắng các vấn đề tâm lý) đến mức bạn trở nên bi quan và nghi ngờ khả năng/ năng lực làm việc của mình. Những freelancer có nguy cơ bị kiệt sức cao so với nhóm nhân viên làm việc cố định vì không có người quản lý khối lượng công việc. Văn hóa hối hả mà các freelancer thường xuyên tiếp xúc trong các dự án hay không gian khởi nghiệp khác cũng có thể thúc đẩy cảm giác luôn cần phải làm nhiều hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để kịp tiến độ công việc.

Chúng ta không thể hoạt động 24/7 như một con robot. Nếu bạn đang gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau, bạn có thể đang bị kiệt sức:

  • Đau đầu mãn tính hoặc đau bụng
  • Thiếu năng lượng mặc dù đã ngủ đủ giấc
  • Khoảng cách tình cảm giữa bạn và đồng nghiệp
  • Cảm thấy tê liệt về công việc của bạn
  • Khó tập trung
  • Thiếu sáng tạo

Vì vậy, làm thế nào bạn có thể phục hồi sau khi kiệt sức? Một số chuyên gia freelance đưa ra lời khuyên như sau: “Khi cảm thấy kiệt sức, tránh đặt quá nhiều kỳ vọng vào công việc mà quên đi sự nghỉ ngơi. Tăng giá và giảm khách hàng. Chọn những dự án phù hợp với bạn và từ chối những dự án không phù hợp với bạn.”

Ngoài ra, thực hành thiền định thường xuyên cũng là một cách quan trọng khác để tránh kiệt sức. Đó là một cách để giảm mức độ căng thẳng và giúp bạn tập trung để có thể thiết lập các ranh giới công việc và cuộc sống tốt hơn.

Bạn có thể tải xuống các ứng dụng thiền như Headspace và Calm để bắt đầu công việc thiền định trong ngày của mình. Các ứng dụng này cung cấp cách thiền có hướng dẫn, hẹn giờ và kết nối với những người dùng khác trên khắp thế giới. Cả hai đều cung cấp phiên bản miễn phí và trả phí.

2. Tập trung vào mục tiêu của bạn

Nếu bạn mới trở thành freelancer, có lẽ “cám dỗ” lớn nhất là mong muốn quay lại cuộc sống văn phòng: ngày ngày tới công ty, gặp gỡ đồng nghiệp, nói chuyện phiếm, các buổi party,.. Từ bỏ sự ổn định từng gắn bó với bạn trong thời gian dài để bắt đầu với sự tự do dễ khiến bạn bi quan và nản lòng, có thể rất khó để duy trì động lực để tiếp tục làm việc và phát triển bản thân với tư cách là một freelancer.

VanessaBowman – một tài khoản twitter làm design freelancer chia sẻ: “Khi muốn từ bỏ, hãy xem lại lý do tại sao bạn lại theo đuổi freelance. Mỗi người có một hướng đi khác nhau trong sự nghiệp, khi bi quan bạn rất dễ đem mình ra so sánh với người khác theo hướng tiêu cực. Hãy tử tế với chính mình! Đừng bao giờ quên rằng quyết định của bạn xuất phát từ tình yêu và vì bạn muốn điều tốt nhất cho chính mình. Chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn là công việc cả cuộc đời! ”

3. Mở rộng mối quan hệ xã hội

Khi bạn rời bỏ môi trường văn phòng để trở thành freelancer, đồng nghĩa với việc chọn một lối sống khác biệt hơn rất nhiều: Bạn sẽ có kha khá khoảng thời gian nhàn rỗi. Một trong những cách chúng ta thường làm là lên mạng xã hội để giết thời gian.

Thói quen này như một con dao hai lưỡi, hãy nhớ đừng dựa vào nó quá nhiều! Tương tác người-với-người rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của bạn, vì vậy hãy sắp xếp các chuyến thăm hoặc call video với những người thân của bạn. Ngoài ra, dành thời gian tham gia các lớp học hoặc các câu lạc bộ cũng có lợi cho sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. 

Trong thời gian cách ly vì dịch, bạn cũng có thể kết nối với các group freelancer khác để tạo mối quan hệ, chia sẻ và tìm sự trợ giúp. Kết nối với mọi người cũng giúp bạn giảm rủi ro thất nghiệp, bởi vì rất nhiều công việc tự do đến từ sự giới thiệu cá nhân và kết nối truyền miệng.

4. Cắt bỏ những tiêu cực bên ngoài

Nhiều freelancer cảm thấy thiếu sự tôn trọng từ những người thân yêu và gần gũi nhất. Làm tự do không có nghĩa là bạn luôn sẵn sàng làm các việc vặt như “giặt đồ/ trông trẻ / đi chợ / dọn nhà”; cũng không có nghĩa là bạn chỉ “nằm dài trên giường ngủ cả ngày”.

bạn cần học cách cắt bỏ những tiêu cực bên ngoài (ảnh: Henry Lim)
Bạn cần học cách cắt bỏ những tiêu cực bên ngoài (ảnh: Henry Lim)

Khi đối mặt với những hiểu lầm từ người thân, bạn có thể làm gì?

Bước đầu tiên để giải quyết vấn đề này là cố gắng không tham gia vào các cuộc trò chuyện mà người khác coi thường công việc của bạn. Thay đổi chủ đề và nếu họ vẫn tiếp tục, hãy cho họ biết bạn không muốn nói về việc bạn làm việc chăm chỉ như thế nào để tồn tại hoặc so với công việc của họ. Khi có yêu cầu làm việc vặt hoặc làm một số công việc nhất định trong ngày, hãy nhắc người yêu cầu rằng bạn đang đi-làm-việc ngay tại nhà và do đó không thể tùy ý bê trễ.

Đừng sợ buồn, hãy ôm lấy nó. Cuộc đời là một con sóng hình sin, không phải là một đường thẳng. 

Nếu bạn thấy bạn bè và gia đình thiếu tôn trọng lối sống của bạn, làm tổn hại đến lòng tự trọng của bạn, hãy chuyển sang cộng đồng freelancer để được hỗ trợ. Những người đi trước sẽ luôn ủng hộ bạn khi bạn cần lời khuyên hoặc trút bầu tâm sự.

Nếu những bình luận từ gia đình và người thân nặng nề đến mức khiến bạn nghi ngờ quyết định làm freelancer của mình hoặc bạn thấy công việc bạn làm không quan trọng, hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý. Vì nếu không chăm sóc sức khỏe tinh thần, bạn đang tích cực phá hoại sự nghiệp của mình.

5. Cam kết cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Freelancer cần biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống (ảnh: Kevin VQ Dam)
Freelancer cần biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống (ảnh: Kevin VQ Dam)

Theo designer Isa Design Net, bước tốt nhất để thực hiện ranh giới giữa công việc và cuộc sống là biết khi nào nên ngắt kết nối với công việc và dành thời gian cho bản thân.

Biết khi nào nên dừng lại không chỉ là một lời nói suông mà cần phải hành động thực sự. Nếu như nhân viên văn phòng luôn có giờ nghỉ cố định thì các freelancer đôi khi bị cuốn vào vòng xoáy thời gian, làm việc liên tục mà quên đi nghỉ ngơi.

“Chúng ta cần có những ngày chỉ dành cho bản thân, cho gia đình hoặc bất cứ điều gì khác mà chúng ta cần làm. Ngừng lo lắng hoặc thậm chí suy nghĩ về công việc (đôi khi tôi thậm chí còn mơ về nó). Tôi nghĩ đây là điều khó đạt được nhất, vì chúng ta không thể kiểm soát tâm trí của mình. Nhưng có thể thông qua thiền định (hoặc cầu nguyện, nghỉ ngơi), chúng ta có thể học cách dừng lại và tạm tắt công tắc làm việc.

6. Kiểm tra clients tiềm năng

Kiểm tra kỹ lưỡng các khách hàng trước khi bạn quyết định làm việc với họ cũng là một kỹ năng nhằm giúp tránh khỏi những rắc rối, nhất là vấn đề…xù lương. Từ chối một cơ hội làm việc có thể rất khó khăn, đặc biệt là khi bạn là người mới, vì vậy hãy theo dõi  các “dấu hiệu đỏ” của khách hàng mà bạn cần tránh

Minh họa bởi Gaea Carino
Minh họa bởi Gaea Carino 

Dấu hiệu của clients cần tránh:

  • Hạ thấp bạn: Nếu clients cố gắng giảm giá của bạn, họ không chỉ đang cố gắng tiết kiệm mà còn thể hiện sự không coi trọng kỹ năng của bạn – và sẽ không tôn trọng bạn nữa nếu bạn giảm tỷ lệ để có được hợp đồng. Có một cảnh báo cho điều này. Giả sử bạn nêu mức giá của mình và khách hàng nói rằng họ không đủ khả năng chi trả. Bạn có thể giảm phạm vi công việc để tỷ lệ của bạn không đổi, nhưng dự án phù hợp với ngân sách của họ. Nếu họ đồng ý với kiểu sắp xếp này, đó là một dấu hiệu tốt.
  • Clients không tôn trọng thời gian của bạn: Nếu các cuộc họp của bạn liên tục bị gián đoạn, nếu họ gọi điện, nhắn tin và gửi email cho bạn vào những giờ khuya và mong đợi phản hồi ngay lập tức, hãy từ bỏ!
  • Clients bị “bóc phốt”: Freelancer thường hay chia sẻ kinh nghiệm làm việc lẫn review khách hàng trên các mạng xã hội. Bạn có thể search khách hàng tiềm năng của bạn và hỏi trong các nhóm Facebook mà bạn đang tham gia.
  • Clients thường xuyên chia sẻ trải nghiệm tồi tệ với những freelancer trước đây: Tại sao điều đó lại xảy ra liên tục? Mẫu số chung của tất cả những trải nghiệm tồi tệ đó là gì? (gợi ý: đó là họ)
  • Clients không trả trước tiền đặt cọc: Cho dù bạn yêu cầu trả trước đầy đủ hoặc đặt cọc là tùy thuộc vào bạn — nhưng nếu khách hàng từ chối trả tiền để bạn bắt đầu công việc, ai dám nói họ sẽ trả sau khi bạn hoàn thành?
  • Clients từ chối ký hợp đồng: Từ chối hợp tác ngay-và-liền.

7. Tạo thói quen tập thể dục

Tập thể dục là một phần quan trọng để giữ gìn sức khỏe cho bất kỳ ai, dù là người làm nghề tự do hay không. Khi đại dịch bùng nổ, việc duy trì thói quen tập luyện là khá khó khăn đối với nhiều người.

Quotes: Đặt ra những mục tiêu quá lớn dễ khiến bạn nản lòng. Hãy thiết lập cho mình thành công với những mục tiêu nhỏ, có thể đạt được! 

“Nếu bạn không có thói quen tập thể dục, hãy bắt đầu với việc đi bộ 15 phút mỗi ngày. Nếu bạn đang uống 4 loại nước ngọt mỗi ngày, hãy thử giảm xuống còn 3. Khi bạn bắt đầu cảm thấy thoải mái, bạn sẽ dễ dàng chinh phục các mục tiêu!”

Ảnh minh họa của Anna 🙂
Ảnh minh họa của Anna 🙂

Bạn có nhiều khả năng sẽ tuân thủ một chế độ tập thể dục nếu bạn đang thực hiện một bài tập mà bạn yêu thích, vì vậy hãy dành một chút thời gian để tìm một thứ gì đó bạn thích. Bạn có thể thử tập yoga, HIIT, chạy bộ, gym,… 

Đầu tư vào một thói quen tập luyện sẽ mang lại lợi ích nhất định cho cuộc sống. Khi bạn dành thời gian để tập thể dục, bạn dành thời gian để chăm sóc những nhu cầu cá nhân của mình. Đó là một chặng đường dài giúp bạn chống lại tình trạng kiệt sức.

8. Xây dựng không gian làm việc lành mạnh

Nếu bạn đang làm việc trên ghế sofa, bàn ăn hay trên giường, hoặc bất cứ nơi nào không được thiết kế để hỗ trợ một tư thế lành mạnh, bạn có khả năng gặp các chấn thương không mong muốn.

Làm gì để cải thiện tư thế và ngăn ngừa những cơn đau nhức này? Hãy đầu tư vào nội thất văn phòng tiện dụng. Nhưng có lẽ rào cản lớn nhất là vượt qua sự lười biếng để ngồi vào bàn làm việc.

Nhắc nhở bản thân về tư thế của bạn bằng cách:

  • Ngồi quá lâu không bao giờ là điều tốt, vì vậy hãy nhớ ngồi thẳng lưng bằng cách đứng dậy khỏi bàn làm việc và di chuyển đều đặn, lý tưởng là mỗi giờ một lần. Khi trở lại bàn làm việc, hãy thiết lập lại tư thế tốt bằng cách ngồi thẳng lưng, không cúi xuống.
  • Dành thời gian giãn cơ đều đặn trong ngày, đặc biệt là những vùng thường xuyên bị cong như cổ, khuỷu tay và vai. Tập yoga là một cách tuyệt vời để thực hiện điều này trong khi thực hành chánh niệm. Bạn có thể tìm video yoga trên Youtube hoặc tải xuống ứng dụng yoga như Yoga cho người mới bắt đầu (miễn phí).
  • Điều chỉnh ghế, bàn của bạn ở độ cao thích hợp .
  • Tăng cường sức bền cho lưng bằng các bài tập hỗ trợ.

9. Không bao giờ làm việc trên giường

Minh họa của Jeff Purnawan
Minh họa của Jeff Purnawan

Có rất nhiều bằng chứng chứng minh rằng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng và máy tính xách tay của bạn không nên “đi ngủ” cùng bạn. Tiếp xúc với ánh sáng xanh có thể khiến bạn khó ngủ, ngủ không sâu. Quan trọng hơn, làm việc trên chiếc giường dễ khiến:

  • Cong vẹo cột sống, đau và căng cơ.
  • Tác động tiêu cực đến mối liên hệ giữa bạn với giấc ngủ: Bộ não của bạn khó có thể tỉnh táo và làm việc hiệu quả. Điều này có thể tác động tiêu cực đến năng suất công việc.

Nếu bạn làm việc trên giường, hãy làm đúng cách:

  • Thay đổi vị trí thường xuyên. Chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi, sau đó ngồi sang một tư thế khác, rồi lại nằm có thể ngăn chặn tình trạng đau nhức liên quan đến việc ngồi trên giường trong một thời gian dài.
  • Khi bạn đang ngồi, hãy chống người lên bằng gối để hỗ trợ lưng.
  • Sử dụng bàn làm việc trên giường để tạo một bề mặt phẳng cho laptop và giữ nó đủ cao để bạn không bị mỏi cổ khi nhìn xuống cả ngày.
  • Có ý thức chuyển phòng ngủ từ “chế độ ngủ” sang “chế độ làm việc” để tạo sự tách biệt về mặt tinh thần giữa phòng làm việc và phòng ngủ. Bạn có thể làm điều này bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như tháo chăn bông, điều chỉnh ánh sáng và thay quần áo.
  • Luôn làm việc trong một căn phòng đầy đủ ánh sáng!

Lời kết: Phát triển bản thân với Freelancer, tại sao không?

Có thể nói freelancer là một lựa chọn khá thú vị, mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn. Bên cạnh đó, đây cũng là một việc khá rủi ro, đòi hỏi bạn phải có sự tự tin lẫn đam mê để theo đuổi. Chúc bạn luôn tìm thấy niềm vui trong mỗi quyết định của mình!

(Lược dịch từ 99designs.com)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *