image4 image4

Làm freelancer: 8 lời khuyên bạn cần biết!

Nói đến hình ảnh của một freelancer, trong đầu bạn nghĩ gì: một người đi du lịch khắp thế giới, lương trên chục triệu và làm việc tại bất cứ đâu. Hay đối lập là một người phờ phạc, không thể kiếm đủ tiền để trả các hóa đơn, dễ “đói” vào các dịp lễ hay cả hai?

Làm việc tự do nghĩa là bạn có thể cộng tác cùng lúc với nhiều công ty, tự do lựa chọn ngành nghề, linh hoạt về địa điểm lẫn thời gian, lương bổng,… Miễn sao bạn hoàn thành công việc theo đúng kế hoạch và chứng minh năng lực của mình với khách hàng.

Bên cạnh đó, freelancer cũng phải đối mặt với những thách thức riêng: lương không ổn định, thời gian làm việc liên tục, không có bảo hiểm y tế hoặc đóng góp lương hưu,… Quyết định rời bỏ công việc toàn thời gian của bạn để làm freelancer có thể là một quyết định lớn trong cuộc đời bạn. Chính vì thế, để không bước vội bạn có thể tham khảo 8 bước sau đây để có lựa chọn sáng suốt.

Bạn cũng có thể tham khảo chuỗi Vlog chia sẻ kinh nghiệm trở thành Freelancer của Thùy Uyên tại đây: https://bit.ly/3dUY9IL 

1. Xác định phiên bản thành công của bạn

Biết các tiêu chí thành công của bạn sẽ giúp bạn tạo ra những gì bạn muốn từ sự nghiệp tự do của mình. Thiết kế bởi Nashrulmalik cho EasyTap
Biết các tiêu chí thành công của bạn sẽ giúp bạn tạo ra những gì bạn muốn từ sự nghiệp tự do của mình. Thiết kế bởi Nashrulmalik cho EasyTap

Việc chuyển từ làm nhân viên văn phòng sang freelancer ban đầu sẽ rất khó khăn. Nếu chưa thực sự chắc chắn bản thân muốn ổn định với công việc hiện tại hay nghỉ để trở thành một freelancer, bạn có thể tự hỏi bản thân những câu hỏi như:

  • Lý do bạn muốn làm freelance là gì?
  • Bạn muốn làm công việc gì?
  • Bạn muốn làm việc vào giờ nào?
  • Bạn muốn làm việc tại nhà hay bạn cảm thấy vui khi đi làm và di chuyển đến văn phòng của khách hàng?
  • Bạn mong muốn mức thu nhập như thế nào? (Mức thu nhập này có thể không cao bằng mức lương hiện tại, nhưng cần xem xét đến các chi phí khác khi bạn tự lập như sinh hoạt, nhà ở, thuế thu nhập, bảo hiểm,…)

Dựa trên câu trả lời của bạn, hãy xác định tiêu chí cá nhân xem mình có thực sự phù hợp để bước vào con đường freelancer hay không.  Nếu chưa thực sự chắc chắn với quyết định của bản thân, bạn có thể tham khảo một vài tip từ Thùy Uyên qua vlog sau nhé!

2. Kiểm soát tài chính cá nhân

Khi bạn đang làm công việc toàn thời gian với mức lương ổn định chảy vào tài khoản mỗi tháng, bạn rất dễ bỏ qua vấn đề tài chính cá nhân của mình. Tuy nhiên, khi bắt đầu trở thành freelancer, gần như mọi chi phí cần trả mỗi tháng (ăn uống, nhà cửa, sinh hoạt, bảo hiểm,…) hoàn toàn phụ thuộc vào chính bạn. Chính vì thế, bạn cần lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân, kiểm soát các khoản vay (nếu có) như: học phí, tín dụng, chi phí dịch vụ trả sau,…

Cá nhân Uyên đã kiểm soát dòng tiền như thế nào khi trở thành freelancer? bạn có thể tham khảo trong vlog sau:

Một số câu hỏi gợi ý giúp bạn kiểm soát tài chính tốt hơn: 

  • Bạn có đủ khả năng để làm những công việc gì? Mức lương nhận được khoảng bao nhiêu?
  • Bạn có cần thời gian để tạo khoản tiết kiệm trước khi nhảy vào lĩnh vực freelance không? Cần bao nhiêu? (Thời gian để tạo ra khoản tiết kiệm và số tiền mong muốn tích cóp được)
  • Bạn có thể làm gì để cắt giảm chi tiêu của mình?
  • Bạn có thể làm gì để có thêm thu nhập?
  • Bạn cần bao nhiêu khách hàng hoặc dự án để cảm thấy đủ thoải mái để chuyển sang làm việc tự do toàn thời gian?

Hãy xác định thật rõ ràng về tài chính của bạn trước khi chạy theo mong muốn cá nhân, tránh việc chủ quan tự đưa mình vào những tình huống khó khăn. 

3. Các công việc mà bạn có thể “kiếm ra tiền”

Hiểu rõ năng lực bản thân chính là “chìa khóa” giúp bạn có khả năng tồn tại trong môi trường làm việc tự do. Bên cạnh việc nhận các dự án, bạn cũng có thể tự kinh doanh một ngành hàng mà mình yêu thích. Một số câu hỏi để bạn test năng lực:

  • Thị trường (hay khách hàng) mục tiêu của bạn là gì?
  • Bạn có thể cung cấp những dịch vụ gì để giải quyết vấn đề? 
  • Ai là khách hàng lý tưởng có nhu cầu sử dụng các giải pháp?
  • Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai và bạn sẽ phân biệt mình với họ như thế nào?

Bạn có thể đã làm việc trên tất cả các loại dự án khác nhau trong công việc hiện tại của mình nhưng với tư cách là một freelancer, điều đó giúp bạn tập trung và trở thành người thích hợp cho một việc cụ thể. Kỹ năng và niềm đam mê của bạn thực sự nằm ở đâu?

Một vài ý tưởng giúp bạn có thể kiếm tiền ngay tại nhà:

4. Xác định mức “giá” cá nhân

Khi nói đến việc định giá dịch vụ, khách hàng thường sẽ yêu cầu bạn đưa mức giá trước. Lời khuyên là trước tiên bạn nên trò chuyện để hiểu nhu cầu của họ. Từ đó đưa ra một vài cách giải quyết vấn đề mà khách hàng đặt ra, cuối cùng là đề nghị mức giá cụ thể cho dự án. 

Làm thế nào để thiết lập mức giá tương xứng với năng lực của bạn là một câu hỏi khó!. Rất có thể, bạn đang đặt mức giá quá thấp (hoặc cao). Nếu là một freelancer “tân binh”, có thể ban đầu bạn sẽ nhận mức thù lao có phần hơi thấp so với công sức bỏ ra vì chủ quan trong thương lượng với khách hàng, hoặc có thể so sánh mức giá của bản thân với đối thủ cạnh tranh. Để định giá, bạn cần nắm rõ mục tiêu thu nhập tổng thể của bạn, số lượng khách hàng, dự án bạn có thể đảm nhận và tất nhiên, những gì thị trường có thể chi trả cho đề xuất bạn đưa ra.

Cần lưu ý đừng quá chú tâm vào việc “mình xứng đáng nhận được bao” mà quên đi niềm vui trong công việc, sự tự do và linh hoạt của ngành freelancer, những bài học, mối quan hệ mà bạn rút ra được sau mỗi dự án.

5. Thực hành nghệ thuật kỷ luật

Khi bạn đang làm việc cho chính mình, kết quả của bạn sẽ được liên kết trực tiếp với nỗ lực bạn đã bỏ ra. Design by Neatlines
Khi bạn đang làm việc cho chính mình, kết quả của bạn sẽ được liên kết trực tiếp với nỗ lực bạn đã bỏ ra. Design by Neatlines

Để trở thành một freelancer thành công đòi hỏi phải có kỷ luật và sự nghiêm túc. Bạn làm việc không chỉ để hoàn thành dự án của khách hàng mà còn phải chủ động quản lý thêm nhiều yếu tố khác, như: tìm kiếm khách hàng mới, xây dựng mối quan hệ, học thêm kỹ năng, báo cáo tài chính,… Chính vì thế, bạn cần xây dựng tính kỷ luật, quản lý thời gian hiệu quả nhằm tránh bị rớt vào núi công việc khổng lồ.

Kỷ luật không chỉ có nghĩa là thực hiện công việc mà còn là quản lý sức khỏe và tinh thần của bạn và dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý!

6. Thiết lập “Profile” trực tuyến của bạn

Là một freelancer, bạn vừa là nhà tiếp thị kiêm nhân viên bán hàng. Trong thời đại 4.0, để quảng bá hình ảnh bản thân tốt hơn, đừng quên tận dụng các trang mạng xã hội.

Bạn có thể thiết lập một trang web càng sớm càng tốt, ngay cả khi đó chỉ là landing page đơn giản với một số thông tin về bạn. Hồ sơ LinkedIn cũng là một nơi tuyệt vời để giới thiệu về cá nhân thật chuyên nghiệp. Ngoài ra, các công cụ khác như Instagram, Facebook, blog,… đều là những kênh tương tác hiệu quả để giới thiệu bạn với mọi người và mở rộng mạng lưới quan hệ.

7. Học cách từ chối

Trở thành freelancer, bạn là người phải đưa ra quyết định về những dự án sẽ thực hiện. Thật khó để nói “không” khi bạn mới bắt đầu công việc và thường chúng ta dễ bị cám dỗ để nhận mọi dự án. Tuy nhiên, việc thiếu nghiên cứu đâu là các “job” hợp với bản thân dễ khiến bạn rớt vào vòng xoay quay cuồng.

Một số câu hỏi sau giúp bạn kiểm soát công việc tốt hơn:

  • Bạn muốn nhận công việc này vì điều gì? (học hỏi kinh nghiệm, lương, phù hợp,…)
  • Các công ty/ doanh nghiệp (hay khách hàng) này có đáng tin cậy không? 
  • Dự án này có giúp bạn tăng thêm uy tín và có thể bổ sung vào CV của bạn không?
  • Đó có phải là một dự án dài hạn hứa hẹn thu nhập ổn định?

8. Hãy suy nghĩ như một ông chủ

think like a boss
Suy nghĩ như một chủ doanh nghiệp sẽ giúp bạn có đủ sự nghiêm khắc và tham vọng để trở thành một freelancer thành công.

Trước tiên, bạn cần tách biệt thu nhập từ công việc với các khoản chi tiêu cá nhân để có thể dễ dàng kiểm soát mức chênh lệch của dòng tiền “thu – chi”. Từ đó xác định tổng thu nhập và khả năng “tự nuôi bản thân” và chi trả các hóa đơn bằng công việc tự do có khả thi hay không? (Hay nên tiếp tục làm việc tại văn phòng).

Tóm lại, ngay từ khi còn làm việc cố định, hãy có tư duy như một vị sếp: phát triển kỹ năng, đảm bảo kế hoạch làm việc hợp lý, chi tiêu khoa học, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi,… 

Lời kết: Đã đến lúc thực hiện bước nhảy vọt?

Ngày càng có nhiều người chọn trở thành freelancer, nhưng bạn đừng quá nôn nóng nhảy từ công việc toàn thời gian sang một môi trường mới khi chưa có sự chuẩn bị. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn từng bước trở thành một freelancer thành công.

(Theo 99design.com)
Tác giả:  Anna Lundberg
Lược dịch từ bài viết gốc: 9 steps to leaving your job and becoming a full-time freelancer
Biên tập: Thùy Uyên Team

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *