Tỉ lệ vàng được xem là tỉ lệ bí ẩn, ẩn chứa bí mật sau các công trình nghệ thuật. Chính tỉ lệ này lôi cuốn, hấp dẫn chúng ta. Dường như mọi người cho rằng tiêu chuẩn của cái đẹp đều dựa trên tỉ lệ này. Do đó, tỉ lệ vàng được gọi là “tỉ lệ thần thánh” (the Dinvine Proportion) trong suốt thời kỳ Phục Hưng.
Rất nhiều nhà hoạ sĩ nổi tiếng đã sử dụng tỉ lệ vàng trong các tác phẩm của mình như Leonardo da Vinci, Michelangelo, and Sandro Botticelli. Salvador Dali đã sử dụng tỉ lệ vàng vẽ bức “Bí tích bữa tiệc ly” (The Scarament of the last super). Tỉ lệ vàng cũng được sử dụng vào nhiều công trình kiến trúc trong nhiều thế kỷ. Một vài kiến trúc điển hình như: Đền Parathenon (Hy Lạp), nhà thờ Đức Bà Paris (the Notre Dame), đền Taj Mahal (Ấn Độ), Đại Kim tự tháp Giza (Ai cập), Bảo tàng Guggenheim ở New York và tòa nhà của Ban Thư ký Liên Hiệp Quốc.
Ứng dụng tỉ lệ vàng trong nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn đối với các lĩnh vực nghệ thuật đương đại như nhiếp ảnh và thiết kế. Thậm chí, tỉ lệ vàng còn được sử dụng trong âm nhạc, công trình.
Lý thuyết tỉ lệ vàng
Rất ít người biết chính xác rằng tỉ lệ vàng là gì.Cái tên của nó có thể gây hiểu nhầm, do tỉ lệ vàng là một số vô tỉ được thể hiện bằng chữ số Phi (viết hoa Φ, viết thường φ, ký hiệu toán học ϕ là chữ cái thứ 21 trong bảng chữ cái Hy Lạp) của Hy Lạp và nó ko liên quan gì tới vàng. Nó được sử dụng từ năm 447 trước công nguyên bởi một nhà điêu khắc người Hy lạp – Phidas, ông đã sử dụng tỉ lệ vàng để tạo nên những pho tượng cho đền Parthenon, số Phi được đặt theo tên của ông ấy. Cũng giống như số Pi, giá trị của tỷ lệ vàng cũng không thể được tính một cách chính xác tuyệt đối, nhưng tính ra nó bằng khoảng 1,61803398874989484820.
Tỷ lệ vàng có thể được thể hiện rõ hơn bằng hình học bằng việc sử dụng dãy số Fibonacci hay bằng lượng giác và giới hạn. Cách dễ nhất để hiểu được hình ảnh của nó là bằng việc chia một đường thằng làm 2 phần a và b theo tỷ lệ như sau:
(a+b)/a= a/b=1.61803398874989484820
Tỷ lệ vàng, hay còn gọi là con số vàng xuất hiện trong dãy số Fibonacci (0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13). Nếu bạn lấy 2 số liên tiếp bất kỳ trong dãy số Fibonacci, bạn sẽ thấy rằng tỷ lệ giữ chúng xấp xỉ bằng tỉ lệ vàng. Và với việc lấy 2 số có giá trị càng lớn thì tỷ lệ này càng gần với tỷ lệ vàng. Có rất nhiều thuật toán liên quan đến tỷ lệ vàng và sẽ khá thú vị nếu bạn thử xem chúng có những hàm ý toán học gì.
Bằng cách chia một khu vực thành những đa giác theo tỷ lệ vàng và thêm một đường tròn vào từng đa giác bạn sẽ hình dung rõ hơn về tỷ lệ vàng và mối liên hệ của nó với dãy số Fibonacci, việc này được gọi là vòng xoắn vàng. Chỉ cần dựa vào một hình vẽ đơn giản như vậy là bạn đã thấy được một trong những hình khối hấp dẫn nhất trong tự nhiên.
Tỉ lệ vàng trong tự nhiên
Tỉ lệ vàng không chỉ là một con số với nền tảng toán học vững chắc. Mà nó còn là một con số thường xuyên xuất hiện trong tự nhiên. Bạn có thể tìm thấy những hình dáng và cấu trúc dựa trên tỉ lệ vàng như bông cải romanesco, vỏ sò biển, những chiếc lá, cấu trúc DNA, dải ngân hà, những cơn lốc xoáy, và toàn bộ cơ thể con người.
Tại sao tự nhiên lại sử dụng tỉ lệ vàng? Các nhà thực vật học đã kết luận rằng các loại thực vật luôn tối ưu hóa việc hướng về những ánh nắng mặt trời bằng cách phát triển những chiếc lá theo hình xoắn ốc và chắc chắn rằng đường xoắn ốc không giống nhau ở mọi góc độ. Các nhà vật lý học đã kết luận rằng các hình dạng được tạo nên bằng tỉ lệ vàng tiêu thụ ít nước lượng hơn.
Có rất nhiều cách giải thích về việc những hình dạng có tỉ lệ vàng lại hấp dẫn con người đến như vậy. Bạn không chỉ thấy tỉ lệ vàng trong tự nhiên. Con người (cũng tương tự động vật) biểu ra bên ngoài những hình dạng trên nhanh hơn các loài khác. Bộ não của chúng ta được lập trình và diễn dịch những mẫu thông tin này. Sự cuốn hút của tỉ lệ vàng và những vòng xoắn ốc vàng có lẽ đã giải thích được lí do tại sao chúng ta lại bị mê hoặc bởi những cơn lốc xoáy mặc dù chúng rất nguy hiểm.
Những hình mẫu trong thiên nhiên thường được con người sử dụng trong sản xuất sản phẩm của mình và không ngoại trừ tỉ lệ vàng. Con người đã ứng dụng tỉ lệ vàng trong nhiều thế kỉ cho đến khi khám phá ra nó, điều đó cho thấy thiên nhiên luôn vượt trội hơn chúng ta.
Tỉ lệ vàng: những ví dụ và khả năng ứng dụng
Không nói về khía cạnh toán học và tính phổ biến của tỉ lệ vàng trong tự nhiên, tỉ lệ vàng trong lĩnh vực hội họa có tính chất rất quan trọng: nó thu hút được sự chú ý của con người một cách tự nhiên. Đây chính là niềm ao ước của bất kỳ họa sĩ nào. Nếu những nhà hội họa thời kỳ phục hung luôn tìm kiếm sự đổi mới và tự do ngôn luận, thì những nhà hội họa hiện đại lại tìm kiếm sự độc nhất và chân thật. Họ muốn trở nên nổi bật, thu hút sự chú ý và có được khán giả trung thành.
Tỉ lệ vàng thường xuyên được ứng dụng trong nhiếp ảnh, thiết kế và kiến trúc. Nó giúp bạn tạo được sự cân bằng và thiết lập sự thu hút mạnh mẽ. Thật sự, việc vận dụng một con số vô tỷ (tỉ lệ vàng) vào lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo không hề dễ dàng, nhưng có những công cụ và phương pháp có thể giúp bạn làm được.
Con người đã khám phá ra rất nhiều rất nhiều tác phẩm nghệ thuật xuất sắc. Nhưng nhiều tác phẩm trong số đó được tạo nên mà không sử dụng tỉ lệ vàng. Vì vậy con số này có thật sự hữu ích trong hội họa hiện đại như nhiếp ảnh và thiết kế.
Tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh
Cách dễ nhất để sử dụng tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh là chú ý chọn tỉ lệ khung hình theo tỉ lệ vàng. Thay vì sử dụng khung hình cơ bản như 4:3 hoặc 16:9, hãy thử sử dụng tỉ lệ 16:10. Điều này đặc biệt hữu dụng trong các hội chợ triển lãm, nơi các tác phẩm nghệ thuật được vẽ với quy mô lớn và bạn muốn thu hút được sự chú ý và thích thú của mọi người.
Bạn có thể sử dụng tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh như một nguyên tắc trong sáng tác. Tương tự như nguyên tắc một phần ba, thì nó được gọi là nguyên tắc vàng. Để ứng dụng nguyên tắc này vào hình ảnh của bạn, hãy chia hình ảnh của bạn bằng cách sử dụng biểu đồ Phi: hai đường thẳng dọc và hai đường thẳng ngang, chú ý theo tỉ lệ vàng. Sau đó đặt điểm nhấn của bức ảnh dài theo những đường kẻ này hoặc tốt hơn là nơi giao nhau của các đường kẻ.
Tỉ lệ vàng thường được sử dụng trong tranh phong cảnh, do một cảnh vật rộng lớn phải được bố cục tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn trong chi tiết bức tranh. Ban cũng có thể sử dụng nó trong tranh ảnh đường phố để them hiệu hứng và phối cảnh.
Trong khi bạn có thể cải thiện kỹ năng chụp ảnh của bạn bằng cách tập luyện, thì việc tưởng tượng biểu đồ Phi khi bạn chụp ảnh không dễ như tưởng tượng nguyên tắc một phần ba. May mắn thay, có một số công cụ chỉnh ảnh có thể giúp bạn đạt được tỉ lệ vàng trong quá trình xử lý hình ảnh.
Luminar 3 có một công cụ cắt ảnh để giúp bạn chia tỉ lệ bức ảnh tốt hơn. Bạn có thể chọn tì lệ khung hình khi cắt một bức ảnh, và tỉ lệ 16:10 là một trong những sự lựa chọn.
Bạn có thể bật chế độ lưới để dễ dàng ứng dụng nguyên tắc một phần ba và nguyên tắc vàng. Đơn giản đặt vật bạn cần chụp tại nơi giao nhau của các đường kẻ. Khi bạn đã chỉnh sửa xong bức ảnh theo ý mình, nhấn Done và bức ảnh sẽ được cắt.
Để có thể sử dụng chức năng cắt ảnh, bạn cần một bức ảnh lớn. Nó cũng giúp bạn cân nhắc việc sử dụng tỉ lệ vàng khi bạn chụp ảnh. Thậm chí kể cả khi bạn không chính xác với việc chọn vị trí, bạn sẽ giảm thiểu được việc cắt ảnh.
Bạn có thể sử dụng Luminar 3 cho cả việc chỉnh sửa và nâng chất lượng hình ảnh, nhanh và hiệu quả. Luminar có rất nhiều những thiết lập sẵn cho từng danh mục cụ thể của bức ảnh làm cho quá trình chỉnh sửa dễ dàng hơn.
Khi chuyển ảnh với cùng một tỉ lệ, đường xoắn ốc vàng hay đường xoắn Fibonacci được cân nhắc bởi kỹ thuật chụp ảnh khác nhau. Đường xoắn ốc vàng được sử dụng với bức ảnh có nhiều đường cong hơn đường thẳng. Kỹ thuật này đặt vật chính dọc theo vòng xoắt, thường được sử dụng trong tranh chân dung, thiết kế nội thất, và tranh quảng cáo. Điều này phụ thuộc vào bạn có muốn kết hợp giữa nhiều kỹ thuật chụp ảnh và sử dụng tỉ lệ vàng theo nhiều cách hơn là một cách hay không.
Bạn có thể sử dụng tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh giúp tạo sự cân bằng trong bức ảnh. Chọn một khía cạnh và góc chụp bằng cách đặt mối liên hệ giữa sự vật theo tỉ lệ vàng. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật này trong chụp ảnh tĩnh, ảnh quảng cáo và chân dung. Hãy thử tỉ lệ trên và sử dụng độ tương phản để làm ảnh của bạn sặc sỡ và ý nghĩa.
Ứng dụng của tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh còn bằng việc chọn sự vật với hình dạng và tỉ lệ mong muốn, điều chỉnh kích cỡ hình ảnh theo kích thước tỉ lệ vàng, hoặc them vào hiệu ứng đường xoắn ốc Fibonaaci. Ví dụ, một bức tranh hoa hồn sẽ trở nên lôi cuốn, hấp dẫn hơn nếu bạn chụp nó từ phía trên, việc này tạo nên khung ảnh với đường xoắn ốc của cách hoa tạo thành.
Nhưng liệu chính ta có thể chụp một bức ảnh hoàn hảo bằng cách đơn giản hơn đó là theo nguyên tắc toán học? Trong cuốn sách “Thời khắc quyết định” (1952), của Henri Cartier-Bresson có nói:
“Khi áp dụng nguyên tắc vàng, cặp la bàn duy nhất của một nhiếp ảnh gia đó là đôi mắt của anh ấy”
Bạn có thể vận dụng toán học bạn muốn khi chụp một bức ảnh. Nhưng nếu bạn không giỏi trong học tập, không có kỹ thuật tốt và một thông điệp sâu sắc để truyền tải, bức tranh của bạn nhìn không có sức sống và không hề thú vị, lôi cuốn.
Tỉ lệ vàng trong thiết kế
Các nhà thiết kế đồ họa không thể bỏ lỡ cơ hội để thu hút sự chú ý của mọi người bằng một tỉ lệ toán học đơn giản. Toán học sau những logo nổi tiếng trong đó có Apple, Twitter, đài truyền hình National Geographic và Pepsi, là bằng chứng về tầm quan trọng của tỷ lệ vàng trong thiết kế. Nó không chỉ tạo hình ảnh hấp dẫn, mà còn gợi nhớ.
Có thể bạn không nhận, bạn đang sử dụng tỉ lệ vàng trong thiết kế khi bạn sử dụng một trang web với thanh bên sidebar. Bạn sử dụng nó khi chọn kích cỡ phong chữ cho tiêu đề, cho nội dung, khi bạn chọn logo và khi bạn quyết định bao nhiêu khoảng trống để sử dụng trong thiết kế web. Bạn có thể ứng dụng tỉ lệ vàng khi bạn chọn bảng màu.
Không chỉ đem lại lợi ích trong thiết kế kỹ thuật số, các mẫu tạp chí, mà tỉ lệ vàng còn được vận dụng vào thiết kế đối tượng, thiết kế nội thất và thiết kế thời trang. Các mẫu váy đẹp nhất đều áp dụng tỉ lệ vàng vào tỷ lệ ngực/eo và hông/eo. Hình dạng của đồng hồ cát cũng được tạo nên theo tỉ lệ vàng.
Một vài người cho rằng tỉ lệ vàng không phải là phương pháp có thể giải quyết được tất cả những yêu cầu đặt ra trong thiết kế. Nếu không, chúng ta sẽ có một bản thiết kế tệ hại. Con người cũng ngắm những hình dạng lạ thường như những thứ phá vỡ các nguyên tắc, biến dạng, và ngoại lệ.
Bạn có thể sử dụng tỉ lệ vàng trong thiết kế để tạo một hình mẫu và chọn dạng nội dung bạn cần thích hợp từng mẫu. Bạn có thể sử dụng nó để tạo nên con đường dễ dàng dẫn dắt mắt người và tập trung sự chú ý vào một vùng nhất định. Bạn có thể sử dụng nó để tạo không gian âm và thiết kế tối giản. Tóm lại, một nguyên tắc duy nhất không thể đáp ứng tất cả yêu cầu.
Bạn hoàn toàn có thể chia một hình dạng thành các dạng hình học nhỏ hơn bằng tỉ lệ vàng. Nhưng bạn phải biết rằng sẽ có lúc nó không hiệu quả nữa. Thậm chí nếu con người có được lập trình gen như tỉ lệ vàng, thì còn rất nhiều điều kiện khác để bạn trở nên nổi bật và thu hút được sự chú ý của công chúng.
Tỉ lệ vàng trong lĩnh vực kiến trúc
Lịch sử của tỉ lệ vàng trong lĩnh vực kiến trúc bắt đầu từ thời Ai Cập cổ đại, nhất là đối với những người có óc thẩm mỹ thì rất là quan trọng. Nhưng sử dụng tỉ lệ vàng vào kiến trúc sẽ tạo nên sự cân bằng, điều này được đánh giá cao trong bất cứ phong cách kiến trúc nào.
Tỉ lệ vàng được sử dụng nhiều vào thời Trung cổ và thời kỳ Phục Hưng. Thánh đường Salisbury (thế kỷ 13) và tòa nhà Palazzo Vecchio (thế kỷ 15) ở Florence là những công trình điển hình. Đến nay con người vẫn đang tìm kiếm những bí ẩn trong các công trình này.
Có một danh sách dài về các công trình nổi tiếng, được xây dựng dựa trên tỉ lệ vàng. Danh sách bao gồm tất cả các công trình trong suốt thời kỳ lịch sử và cập nhật thường xuyên. Tỉ lệ vàng và đường xoắn ốc vàng được dạy trong các trường kiến trúc trên khắp thế giới.
Vẫn còn nhiều người cho rằng tỉ lệ vàng không được sử dụng trong kiến trúc. Họ cho rằng sự chú ý trong các chi tiết và sử dụng mô hình học là một phần trong phong cách kiến trúc của một giai đoạn nhất định. Hơn nữa, họ cho là con người đã không sử dụng tỉ lệ vàng cho đến thế kỷ 20.
Kiến trúc đương đại hướng đến nhiều thứ hơn là chú trọng vào cái đẹp. Tỉ lệ vàng có thể là một công cụ hữu ích, nhưng trong lĩnh vực thiết kế và nhiếp ảnh, nó không phải là thứ duy nhất đáng chú trọng.
Tỉ lệ vàng đã thách thử nhiều nhà toán học, nhà hội họa, kiến trúc sư và những nhà thiết kế. Tỉ lệ vàng được tìm thấy trong những công trình kiến trúc cổ đại và công trình nghệ thuật, trong âm nhạc, trong môi trường tự nhiên, thậm chí trong cơ thể chúng ta.
Chúng ta đã bị hấp dẫn trong nhiều thế kỷ bởi tỉ lệ thú vị này, nó làm mọi thứ trở nên tuyệt đẹp. Chúng ta còn bị tỉ lệ vàng hấp dẫn bởi hàm ý toán học ẩn chứa trong nó. Nhưng chúng ta quyết định rằng liệu chúng ta để bản thân mình bị hấp dẫn, lôi cuốn bởi những công cụ hoặc bởi vẻ đẹp tự nhiên.
Tỉ lệ vàng là một công cụ hữu ích. Bạn có thể sử dụng nó để tạo nên sự cân bằng trong không gian hai chiều và ba chiều. Bạn có thể sử dụng nó để sáng tác nhạc, sáng tạo mảng màu sắc, tối ưu hóa việc thiết kế trang web. Trong nhiếp ảnh, tỉ lệ vàng là công cụ giúp chúng ta có những tác phẩm tốt hơn và làm nổi bật điểm nhấn trong tác phẩm.
Tự nhiên cho chúng ta công cụ để hiểu và tạo nên những công trình nghệ thuật tuyệt vời. Trước hết, chúng ta phải sở hữu được công cụ tuyệt diệu như Luminar 3, một công cụ chính sửa ảnh cho phép bạn sử dụng tỉ lệ vàng trong quá trình tải ảnh. Bạn có thể tải Luminar tại đây ngay bây giờ và thử miễn phí.
Xin Cảm Cảm ơn về những điều đã chia sẻ ạ…