Có lẽ các bạn đã từng đọc bài viết này đâu đó trên mạng, nhưng Thùy Uyên cũng xin nói rằng mình không hề copy bài này ở bất cứ đâu mang về blog. Thực ra, nội dung này là do một người Thầy của Uyên soạn ra để giảng dạy cho học trò, và khi người nào đó mang post lên mạng thì được một số trang web và forum mang về site của mình. Sau khi truyền bá thì không hiểu vì một lý do nào đó mà một số chỗ đã không còn được đúng như ý của Thầy dạy ban đầu nữa.
Do đó, hôm nay Uyên post lại bài viết này với đúng những gì được học từ Thầy. Những điều tưởng chừng như đơn giản, nhưng trước giờ mình rất ít khi để ý tới. Nhờ có bài học này, các bạn có thể tránh được một số lỗi không đáng có khi layout bất cứ một cái gì.
Nhân đây, Uyên cũng cám ơn Thầy về những bài học hữu ích Thầy đã tận tình chỉ dạy. Mong rằng những bạn đã và đang theo dõi blog của Uyên cũng sẽ thích những bài học này.
Luật 1
- Để việc đọc được dễ dàng, ta nên chọn những font cổ điển đã được thời gian chứng minh rằng đó là những font dễ đọc nhất.
- Các font cổ điển thể hiện tỷ lệ dễ đọc rất cao vì đã được thiết kế rất kỹ lưỡng với sự tính toán chặt chẽ giữa các nét chữ.
- Font có 2 loại : Serif (chữ có chân), và Sans Serif (chữ không chân)
Luật 2
- Không nên dùng quá nhiều font chữ khác nhau trong cùng một layout.
- Mục đích của việc sử dụng nhiều hơn một font chữ là để tạo sự nhấn mạnh hoặc để phân biệt những phần khác nhau của bài text.
- Vì vậy khi sử dụng quá nhiều font chữ trong một layout sẽ gây ra sự rối mắt, gây khó khăn cho việc đọc và không phân biệt đâu là phần quan trọng.
Luật 3
- Tránh việc kết hợp các font chữ nhìn quá giống nhau
- Nếu lý do của việc kết hợp các font là để nhấn mạnh thì điều quan trọng là phải làm cho người đọc thấy được sự khác biệt của các font đó.
- Vì vậy, khi điều này xảy ra trang layout trông giống như bị lỗi khi in ấn.
Luật 4
- Sử dụng toàn chữ IN HOA trong bài text hoàn toàn ngăn cản việc đọc, nên sử dụng cả chữ IN HOA và chữ thường cho việc đọc được dễ dàng.
- Chữ thường mang lại những tín hiệu dễ đọc nhất vì có những cách lên xuống của các nét chữ.
- Việc kết hợp chữ thường và chữ IN HOA là tính chất quy chuẩn cho sự nhập text, và đó cũng là sự quen thuộc đối với người đọc.
- Tuy nhiên, chữ IN HOA thường dùng để tạo sự chú ý, và dùng để trình bày Headline, Subhead.
Luật 5
- Đối với body text, sử dụng size chữ phù hợp để việc đọc được dễ dàng.
- Size chữ phù hợp thường trong khoảng 8-12 pt, cho khoảng cách đọc từ mắt đến text là 30-35 cm.
- Điều quan trọng là phải biết rằng tùy theo font chữ mà size chữ cũng khác nhau.
Luật 6
- Tránh sử dụng quá nhiều size chữ và độ nặng khác nhau cùng một lúc trong body text.
- Chỉ nên dùng những size và độ nặng của chữ vừa đủ để xác định rõ ràng những phần khác nhau của bài text.
- Thông thường ta không nên dùng hơn 2 size chữ trong cùng một body text
- Việc hạn chế số lượng size chữ tạo cho trang layout dễ đọc và lôi cuốn.
Luật 7
- Tránh sử dụng các font chữ quá nặng hoặc quá nhẹ trong body text.
- Độ nặng của font chữ được xác định bằng độ dày của nét chữ.
- Nếu font quá nặng tạo nên sự tương phản mạnh với nền và font quá nhẹ có thể bị chìm vào nền làm cho bài text trở nên khó đọc.
- Lý tưởng nhất cho body text là chọn những font có độ nặng trung bình.
Luật 8
- Nên dùng các font chữ có độ rộng trung bình, tránh các font quá rộng hoặc quá hẹp.
- Kéo giãn hay bóp méo chữ bằng máy tính sẽ làm cho nét chữ trở nên khó đọc, vì các tỷ lệ của nét chữ không còn quen thuộc với chúng ta nữa.
- Thay vì làm thế, với một số font chữ ta có thể sử dụng phiên bản rộng (Extended) hoặc hẹp (Condensed) của chúng.
- Tuyệt đối không biến dạng font chữ mà phải tôn trọng và nhìn nó như một tác phẩm nghệ thuật.
Luật 9
- Đối với body text, khoảng cách giữa các chữ và từ phải chặt chẽ, nhằm tạo nên một texture (cấu trúc) đều và trôi chảy.
- Các chữ cần phải đi vào các từ, các từ đi vào các dòng một cách duyên dáng và tự nhiên.
- Điều này có nghĩa khoảng cách từ và chữ của bài text phải đều đặn, hợp lý.
Luật 10
- Chiều dài của dòng cần phải thích hợp, dòng quá dài hay quá ngắn đều cản trở việc đọc.
- Khi các dòng quá dài hay quá ngắn, đều làm cho việc đọc trở nên khó khăn và mệt mỏi.
- Khi mắt đọc trên dòng quá dài việc chuyển qua dòng khác sẽ dễ bị lộn dòng.
- Với các dòng quá ngắn, mắt phải đưa qua lại liên tục gây mỏi mắt và tạo sự khó chịu cho người đọc.
- Lý tưởng nhất mỗi dòng nên có khoảng 10 – 12 từ.
Luật 11
- Đối với body text, khoảng cách giữa các dòng phải thích hợp để người đọc từ dòng này đến dòng khác được dễ dàng.
- Khoảng cách các dòng quá hẹp sẽ làm chậm việc đọc vì mắt chúng ta bị buộc phải đọc nhiều dòng cùng một lúc.
- Khoảng cách dòng quá rộng sẽ làm cho việc đọc mất tập trung vì vậy tùy thuộc vào từng font chữ ta có thể cộng thêm vào khoảng cách dòng 1 – 4 pt.
Luật 12
- Để việc đọc được dễ dàng ta nên canh text bên trái, mặc dù vậy trong một số trường hợp đặc biệt ta nên canh Justified (đều) / Right (phải) / Center (giữa), nhưng cũng cần sử dụng sao cho hợp lý.
Luật 13
- Khi canh text thẳng một bên, bên còn lại phải để nó chặt chẽ và tự nhiên.
- Chú ý tránh đi các hình dạng xấu xí và kỳ cục bị tạo ra từ các điểm kết thúc của các dòng.
- Ngoài ra, cũng cần nên tranh tạo ra các điểm kết thúc gần giống nhau.
Luật 14
- Chú ý để phân đoạn một cách rõ ràng nhưng cẩn thận, không phá vỡ đi sự chặt chẽ của bài text.
- Có 2 cách phổ biến trong việc phân đoạn là thụt đầu dòng và tạo khoảng cách trống giữa các đoạn.
- Ngoài ra cũng còn có những cách phân đoạn khác cũng cần sử dụng sao cho hợp lý.
Luật 15
- Tránh đi “góa phụ, mồ côi” bất cứ khi nào có thể.
- “Góa phụ” là một từ bị rớt xuống nằm lẻ loi một hàng ở đầu hoặc cuối đoạn text.
- “Mồ côi” là một phần của từ bị cắt ra nằm lẻ loi ở một hàng của đầu hay cuối đoạn text.
- Khi điều này xảy ra, chúng làm phá vỡ đi sự liên tục của bài text và làm ảnh hưởng đến sự tập trung của người đọc.
Luật 16
- Nhấn mạnh các yếu tố bên trong đoạn text một cách cẩn thận để không làm mất đi sự trôi chảy của việc đọc.
- Không bao giờ lạm dụng điều này, sử dụng tối thiểu để cho kết quả tối đa.
- Phải nhớ rằng mục đích chính của các yếu tố nhấn mạnh là để làm rõ nội dung và để phân biệt rõ các phần thông tin khác nhau.
Luật 17
- Phải luôn giữ lại tính dễ đọc của font chữ, tránh việc tự tiện kéo giãn chúng.
- Các font chữ được thiết kế tốt có những tính chất giúp chúng dễ đọc.
- Phá vỡ chúng một cách tùy tiện sẽ làm tổn hại đến tính nguyên vẹn của font chữ.
Luật 18
- Phải luôn canh text thẳng trên baseline (đường chân chữ).
- Chữ được thiết kế nằm trên đường thẳng ngang. Vì vậy, khi các đường chân chữ bị lệch lên xuống thì tính dễ đọc cũng bị mất đi.
Luật 19
- Khi làm việc với chữ và nền màu, phải chắc rằng có sự tương phản đủ giữa nền và chữ.
- Khi sự tương phản giữa nền và chữ không đủ sẽ gây nên tình trạng khó đọc hoặc không đọc được.
- Chữ đen trên nền trắng dễ đọc nhất.
- Chữ trắng trên nền đen sẽ tạo ra độ tương phản quá mạnh. Nếu trong bài text dài sẽ gây hoa măt. Vì vậy phải thật cẩn thận khi sự dụng cách này.
Bài viết rất hay, nhưng không thấy bạn đưa ra vấn đề về bố cục và % test trên 1 hình, nên để text ở đâu sẽ tạo điểm nhấn, tạo được sự chú ý cho người nhìn đầu tiên
bài này đang nói về cách sử dụng text, chưa nói về bố cục thiết kế bạn ơi ^^ cả bài có nhắc gì đến hình ảnh đâu 😀
Bài viết thật đầy đủ và hữu ích!
Thanks, cơ mà chia ra từng phần thì dễ thấm hơn, em đọc tới luật thứ 10 là thấy đầu óc chẳng còn nhớ gì nữa.
Thanks, cơ mà chia ra từng phần thì dễ thấm hơn, em đọc tới luật thứ 10 là thấy đầu óc chẳng còn nhớ gì nữa.
Bài viết rất hay. Cám ơn bạn! 🙂
Bài viết rất hay. Cám ơn bạn! 🙂
thank ban rat y nghia Typo la 1 cai gi do vuot xa suy nghi no mang mot an tuong that kho ta.
Many thank….