Cacbuocthuchienmindmap 1170x780 Cacbuocthuchienmindmap 1170x780

Các bước thực hiện Mind Map (sơ đồ tư duy)

Sơ Đồ Tư Duy (Mind Map) là phương pháp giúp ghi nhớ nhanh, được ứng dụng khá rộng rãi, từ đào tạo nhân lực, giáo dục, học ngoại ngữ, lập kế hoạch kinh doanh,… Trong ngành thiết kế đồ họa, sử dụng thành thạo Mind Map là một kỹ năng cần thiết giúp bạn trình bày ý tưởng rõ ràng, triển khai công việc hiệu quả. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu các bước để lập nên một Sơ Đồ Tư Duy hoàn thiện nhé!

Bạn có thể tham khảo bài viết trước (Mind Mapping – Công cụ ghi chép tối ưu) để hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy cần những gì?

Rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị những vật dụng sau:

  • Giấy trắng (khổ A4 hoặc lớn hơn) nên sử dụng giấy trắng không kẻ ô để thoải mái sáng tạo.
  • Một bộ bút màu (nên sử dụng bút dạ quang đầu nhọn), màu sắc giúp sơ đồ trở nên sinh động, kích thích thị giác và não bộ hoạt động tốt hơn.
  • Tài liệu cần sơ đồ hóa: có thể là sách, một nội dung quan trọng, chủ đề cần phác thảo,…

Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách thực hiện một sơ đồ tư duy nhé!

“Từ khóa”- Yếu tố quan trọng trong Mind Map

Sơ đồ tư duy (Mind Map) là phương pháp dùng những keywords (từ khóa chính) kết hợp cùng những đường nối, mũi tên, hình ảnh,… theo các quy tắc riêng đơn giản, dễ hiểu của riêng người viết, từ đó xây dựng một “bức tranh” tổng quát và cô đọng nhất, giúp cho việc tư duy, giải quyết vấn đề hay ghi nhớ một cách hiệu quả.

Chính vì được tạo thành bởi hầu hết các từ khóa (key word) nên Mind Map tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Các bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây :

Đầu tiên, các bạn đọc đoạn văn bản hoàn chỉnh này :

“Đã từ lâu, người ta biết rằng bộ não của con người có thể được chia ra làm hai phần. Phần não trái và phần não phải. Người ta cũng biết rằng não trái điều khiển phần bên phải của cơ thể, trong khi đó ngược lại, não phải điều khiển phần bên trái cơ thể. Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện rằng việc não trái bị hư tổn sẽ gây ra nửa phần cơ thể bên phải bị tê liệt. Tương tự, nếu như não phải bị hư tổn sẽ khiến nửa phần cơ thể bên trái bị tê liệt”.

Tiếp đến, bạn thử đọc 2 đoạn văn dưới đây:

  1. “… não người chia hai phần … não trái não phải … não trái điều khiển bên phải cơ thể … não phải điều khiển bên trái cơ thể … não trái hư tổn, cơ thể bên phải tê liệt … não phải hư tổn, cơ thể bên trái tê liệt …”

  2. “Đã từ lâu, người ta biết rằng bộ … của con … có thể được … ra làm … Phần … và phần … Người ta cũng biết rằng … phần … của …, trong khi đó, ngược lại, … phần … Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện rằng việc … bị … sẽ gây ra nửa … bị … Tương tự, nếu như … bị … sẽ khiến nửa phần … bị …”

Có thể thấy đoạn văn thứ 1 tuy ít từ ngữ hơn nhưng có toàn bộ thông tin, còn đoạn văn 2 tuy dài hơn nhưng lại chẳng mang đến một thông tin bổ ích nào. Do đó, bước đầu tiên bạn cần tập cho mình thói quen chú ý đến từ khóa, ghi nhớ từ khóa để nắm bắt được toàn bộ nội dung cần truyền đạt.

Các bước lập Sơ Đồ Tư Duy

Bước 1: Xác định từ khóa

(Bước này mình đã hướng dẫn ở trên)

Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm

  • Bước này các bạn sẽ sử dụng một tờ giấy trắng đặt nằm ngang và vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, chủ đề trung tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt
  • Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để chúng ta dễ nhìn nhận vấn đề, do đó, bạn nên vẽ chủ đề to cỡ 2 đồng xu 5000đ.

Huong Dan Ve Mindmap 1

Xác định được chủ đề trung tâm sẽ giúp bạn dễ dàng triển khai các “nhánh phụ”.

Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)

  • Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật.
  • Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm.
  • Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.

Huong Dan Ve Mindmap 2

Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …

  • Ở bước này, các bạn vẽ nối tiếp nhánh cấp 2, 3 để tạo ra sự liên kết.
  • Các bạn nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho Mind Map của chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn.
  • Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng
  • Bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời gian bất cứ lúc nào có thể.
  • Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.

Huong Dan Ve Mindmap 3

Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa

Bạn có thể “hí hoáy” thêm một vài hình ảnh minh họa đơn giản để sơ đồ thêm sinh động. Bạn cứ vẽ theo những gì bạn nghĩ, đôi khi càng hài hước càng giúp bạn nhớ chúng được lâu hơn.

So Do Tu Duy 9

Sơ Đồ Tư Duy trở nên sinh động với các hình minh họa đơn giản

Một vài TIPS để bạn thực hiện Sơ Đồ Tư Duy hiệu quả

  1. Hãy viết liên tục: vẽ sơ đồ một cách liên tục để duy trì sự liên kết, tránh việc dừng lại quá lâu khiến việc triển khai ý tưởng bị gián đoạn.
  2. Không cần tẩy xóa, sửa chữa: Hãy để việc vẽ sơ đồ tư duy giúp bạn thoải mái thể hiện theo cách mà bạn muốn.
  3. Viết tất cả những gì mình nghĩ cho dù nó có ngớ ngẩn, ngu ngốc đến đâu đi chăng nữa, đừng bỏ lỡ những ý tưởng đó. Đôi khi những ý nghĩ tưởng như điên rồ lại là một ý tưởng cực kỳ độc đáo và sáng tạo mà bạn không ngờ được đó.

Vì sao bạn nên làm quen với Sơ Đồ Tư Duy?

  • Trực quan hóa ý tưởng: cụ thể ở đây là dùng chữ viết và hình ảnh để trình bày những suy nghĩ trong đầu ra thành từng ý cụ thể trên giấy.
  • Có cái nhìn tổng quát về những ý tưởng nằm trong não bộ, từ đó triển khai công việc nhanh chóng và hiệu quả.
  • Hạn chế việc bị ngắt quãng, “bí” ý tưởng trong quá trình làm việc.
  • Tiết kiệm thời gian

Bên cạnh phương pháp Mind Map, Uyên còn có một số chia sẻ chi tiết về các phương pháp như Mental Lock, Brainstorming,… đây được coi là những công cụ phát triển tư duy não bộ hiệu quả, rất có ích để phát triển ý tưởng. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại khóa học: “Kỹ Thuật Tìm Kiếm Ý Tưởng”.

Chi tiết khóa học tại link sau: https://thuyuyen.training/courses/ky-thuat-tim-kiem-y-tuong/

Chúc bạn luôn dồi dào ý tưởng và đầy tràn năng lượng theo đuổi đam mê!

(Nguồn: Tổng hợp)

  1. Dạ cho em hỏi làm sao mình viết được tiếng việt trên mind map vậy ạ. Em không tài nào viết được tiếng việt dù đã chỉnh sang Vietnamese và vietnamese mode

  2. Sơ đồ tư duy mà có nhiều đồ thị thì bố trí như thế nào là hợp lí ạ. E cảm ơn!

  3. Mình thường dùng Mindmap để lên kế hoạch, vẽ ra các ý. Làm cách này nhìn trực quan kinh khủng luôn, chứ viết ra giấy khó nhìn vồ.

    1. Bạn ơi cách bạn lên kế hoạch ntn có thể chụp cho mình xem cụ thể với đi, vì m muốn lên kế hoạch cho bản thân nhưng mơ hồ wá

  4. Chị ơi, sau khi mình làm xong sơ đồ rồi thì có thể in ra giấy A4 được không ạ? Cảm ơn chị.

    1. để vẽ trên máy thì em có thể sử dụng 1 số phần mềm hỗ trợ vẽ MindMap trên máy, vẽ xong thì in ra, nhưng chị thì thấy cứ vẽ tay sẽ nhanh và tiện hơn.

  5. Bạn ơi cho mình hỏi cái phần mềm iMindMap 8 này của mình nó không viết được dấu căn hay là dấu mũ làm mình tốn thời gian và tốn dòng…. Bạn có cách nào để giúp mình k !! Thanks bạn nhiều ^_^ ^_^

  6. Sơ đồ tư duy ban đầu rất khó hiểu (không hiểu nên khôn áp đụng được) nhưng khi đã hiểu rồi thì không thể bỏ được. Nó rèn luyện tư duy rất tốt trong mọi lĩnh vực

    1. anh ơi, có thể chỉ dẫn em làm phần mềm bên Mindmap không ạ
      em gõ chữ mà nó cho có hàng, không biết lây khung etex ở đâu . xin chỉ giáo ạ. em cảm ơn

    1. Gọi là ăn cắp bản quyền đó chứ trích gì , chứ chưa hỏi ý kến tác giả đã tự do lấ bản qyề đi share cho người khác làm như của mình chẳng bằng ý !

      1. bạn ơi ở trên mình có ghi rõ là Nội dung từ cuốn sách đó, mình không nói đây là của mình nhé! Bạn có biết đọc chữ không vậy? ^^ Và Mind Map là 1 phương pháp phổ biến, không phải Adam Khoo nghĩ ra, cũng không phải chỉ có 1 mình Adam Khoo sử dụng phương pháp này, Tony Buzan mới là người sáng lập nhé bạn.

  7. theo mình hiểu nôm na thì đây là một dạng KHAI TRIỂN mà thôi.từ to khai triển ra nhỏ,nhỏ xong tới nhỏ hơn và tới khi ko khai triển được thì đó là cái chốt,phục vụ cho khả năng tìm hiểu sâu vấn đề thì chính xác hơn

  8. theo mình hiểu nôm na thì đây là một dạng KHAI TRIỂN mà thôi.từ to khai triển ra nhỏ,nhỏ xong tới nhỏ hơn và tới khi ko khai triển được thì đó là cái chốt,phục vụ cho khả năng tìm hiểu sâu vấn đề thì chính xác hơn

  9. Uyen oi, bai viet cua e rat co y nghia voi c. C van dang tim hieu ve mindmap. e vui long cho c lien he voi e duoc k?
    0983600240 Quy!

  10. chi là giáo vien chi cung dang ung dung mindmap vao day tieng anh.nhung chua hieu het loi ich va cach su dung mindmap de day tu vung , hay bai reading, writing sao cho hs de hieu va khong mat nhieu thoi gian de ve.
    Đoc duoc bai cua em chi thich lam, chi hy vong em se gop y cho chi nhung phuong phap giang day hay bang mindmap.

  11. Bài viết rất hay,cái này mình học ở môn Phương Pháp Luận Sáng Tạo,học ở năm 2 rùi.Mà mình không đc dùng tool này.:).Mình cũng rất yêu thích đồ họa,có gì hay thì bạn cứ share nhé.Cảm ơn vì bài viết.Chúc Uyên thành công.

  12. À thì ra nó ứng dụng đa ngành đa lĩnh vực.
    Mình sử dụng nó trong môn Phân Tích Quản Lý Yêu Cầu Phần Mềm. Vẽ sơ đồ tư duy giải quyết làm sao người ta nhập 1 đoạn text tìm kiếm và hiểu họ đang muốn tìm cái gì(giống google như lĩnh vực nhỏ hơn rất nhiều)

    Nhưng hôm đó nghỉ, mà ko có slide :((

    Cám ơn bài viết này của bạn nhiều 🙂

    1. Trật lất, mind map là tóm gọn những qui trình khái niệm thành 1 sơ đồ ngắn gọn.
      Nếu có tóm gọn thì tóm gọn các qui trình nghiệp vụ, chức năng của phần mềm.
      Hay 1 khái niệm. VD : Khái niệm customer trong sofware, thì nó có nhiều loại, mỗi loai có vai trò và ảnh hưởng khác nhau vô sofware. Nó là 1 văn bản dài, giờ bạn cô động hóa nó lại thành 1 cái gì đó dễ hiểu, ít từ ngữ hơn, ở đây sơ đồ tư duy.
      Cái mà chú nói là thuật toán rồi 😀

    1. Cái mindmap này mình biết lúc đi học môn Phát Triển Sự Sáng Tạo ở DPI Center đó bạn 😀 Thầy dạy cho xài mindmap với brainstorming để tìm kiếm ý tưởng thiết kế

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *