Digital Design không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một sản phẩm phục vụ cho nền tảng kỹ thuật số, mà bạn còn có thể ứng dụng các kiến thức của ngành này cho các công việc khác, như: Thiết kế web, UX/UI, tư duy thiết kế,…
Các công việc nào có thể làm sau khi học Digital Design? hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
1. Nhà thiết kế web (Web Designer)
Khi nói về các công việc liên quan đến Digital Design, thiết kế web thường đứng đầu danh sách.
Các nhà thiết kế web chịu trách nhiệm xây dựng tổng thể các trang web và ứng dụng dành cho thiết bị di động sẽ trông như thế nào – các quyết định bao gồm bố cục trang web, bảng màu, phông chữ, biểu tượng, chủ đề trực quan,… Nhiệm vụ của nhà thiết kế web điển hình bao gồm:
- Thiết kế trang web hoặc toàn bộ trang web / ứng dụng web.
- Thiết kế điều hướng trang web.
- Thiết kế giao diện web hiển thị trên các thiết bị smartphone, Ipad, Laptop, SmartTV,…đảm bảo giao diện trang web trông đẹp và đáp ứng mọi kích thước màn hình.
- Sử dụng các ngôn ngữ lập trình cơ bản như HTML và CSS (điều này ngày càng đóng vai trò quan trọng, mặc dù không phổ biến)
- Quản lý/ giám sát dự án thiết kế web cho các đơn vị có nhu cầu.
Kỹ năng nào mà nhà thiết kế web cần biết?
- Bố cục và nguyên tắc điều hướng.
- Màu sắc và kiểu chữ.
- Tốc độ download website nhanh chóng, tương thích với các thiết bị di động.
- Biết sử dụng các phần mềm thiết kế như Adobe Photoshop, Illustrator và Sketch.
- Phương pháp tiếp cận, thực hành và phần mềm Wireframing / tạo mẫu.
- HTML / CSS (không bắt buộc).
2. Nhà thiết kế UX (UX Designer)
UX (User Experience) liên quan đến việc nghiên cứu trải nghiệm của người dùng với các sản phẩm kỹ thuật số (như trang web và các ứng dụng dành cho thiết bị di động) và sử dụng nghiên cứu đó để tạo ra các thiết kế cải thiện trải nghiệm người dùng.
Công việc thiết kế UX không nghiêng về “diện mạo” của một sản phẩm kỹ thuật số mà thiên về “cảm giác”, khả năng sử dụng của sản phẩm nhiều hơn.
Nhà thiết kế UX tập trung vào cách người dùng sử dụng và cảm nhận các thao tác trên website/ app, mức độ hấp dẫn của các tính năng tích hợp trong sản phẩm đối với người dùng,… Nhiệm vụ thiết kế UX bao gồm:
- Nghiên cứu trải nghiệm người dùng và triển khai các phương án để cải thiện sản phẩm tốt hơn.
- Phát triển nguyên mẫu sản phẩm và tiến hành thử nghiệm sản phẩm.
- Trao đổi với các bên liên quan về quá trình phát triển sản phẩm và kết quả thử nghiệm.
- Tạo bản đồ trang web, bản đồ hành trình của người dùng và sơ đồ điều hướng sản phẩm.
- Tham gia nghiên cứu và phỏng vấn người dùng.
- Quản lý mô hình dữ liệu dựa trên nghiên cứu người dùng.
Kỹ năng nào mà nhà thiết kế UX cần?
- Personas (hồ sơ người dùng hư cấu được sử dụng để mô phỏng nhóm khách hàng)
- Lập bản đồ hành trình (xây dựng mô tả trực quan về “hành trình” của người dùng với sản phẩm)
- Ý tưởng thiết kế (phiên bản UX của “động não”, đôi khi được thực hiện cùng với khách hàng và các bên liên quan đến sản phẩm)
- Các phương pháp điều hướng và bố cục (bố trí và thiết kế trang web, ứng dụng web,…)
- Wireframing (quá trình tạo các mô hình wireframe trực quan được sử dụng để vạch ra cấu trúc cơ bản của một trang web hoặc ứng dụng)
- Prototyping (bước tiếp theo từ wireframing – nguyên mẫu là một mô hình trang web hoặc ứng dụng cụ thể hơn, xây dựng dựa trên các khái niệm wireframe cơ bản và cung cấp cho người dùng phiên bản mẫu của sản phẩm mà họ có thể tương tác)
- Figma (một công cụ thiết kế tiêu chuẩn ngành để tạo trang web và các khung dây ứng dụng web)
- Invision (một công cụ phần mềm mạnh mẽ cho phép các nhà thiết kế UX tạo các nguyên mẫu trang web tương tác để thử nghiệm với người dùng thực)
3. Nhà thiết kế giao diện người dùng (UI Designer)
UI (User Interface) và UX có liên quan với nhau. Thiết kế giao diện người dùng (UI) thực sự là một tập hợp con của thiết kế UX và là một trong ba công việc có liên quan đến Digital Design được đề cập trong bài viết này.
UI design tập trung vào trải nghiệm của người dùng với giao diện sản phẩm – tập trung vào việc bố trí thanh menu, nút và biểu tượng mà người dùng tương tác trên trang web hoặc ứng dụng. Các nhà thiết kế giao diện người dùng đi sâu nhất có thể để làm cho trải nghiệm giao diện người dùng liền mạch.
Nhiệm vụ thiết kế giao diện người dùng bao gồm:
- Thiết kế và thử nghiệm các thao tác, tính năng trên website.
- Phối hợp xây dựng giao diện và bố cục của sản phẩm với chiến lược UX tổng thể.
- Tạo nguyên mẫu giao diện và hướng dẫn kiểu sản phẩm.
- Thử nghiệm các yếu tố tương tác của sản phẩm (cách các nút, menu và các tính năng khác hoạt động trên màn hình)
- Đảm bảo các tương tác phù hợp với kết quả từ nghiên cứu người dùng.
- Tạo nguyên mẫu tương tác sản phẩm.
Bộ kỹ năng thiết kế giao diện người dùng tương tự các kỹ năng bạn cần cho thiết kế UX (kỹ năng giống nhau, trọng tâm khác nhau).
Lời kết
Cốt lõi của các công việc đều đề cao yếu tố sáng tạo và tính kiên nhẫn. Việc học hỏi không chỉ giúp bạn mở rộng cơ hội nghề nghiệp với mức lương hấp dẫn, mà còn là cách bạn chinh phục các “nấc thang” kiến thức mới. Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về Digital Design, cũng như tìm thấy những lựa chọn phù hợp sở thích bản thân.
(Theo Skillcrush)