So Do Tu Duy 6 So Do Tu Duy 6

Giải phóng ý tưởng thiết kế cùng 8 dạng sơ đồ tư duy đơn giản

Làm nghề thiết kế, hẳn không ít lần bạn đang khí thế hừng hực cho một project nhưng khi bắt tay vào làm thì các “idead” chạy đi đâu mất. Để “bắt” lấy ý tưởng khi vừa bật lên trong đầu, bạn có thể tham khảo 8 dạng sơ đồ tư duy (mind map) cơ bản sau, rất hữu ích cho việc phác thảo ý tưởng trước khi bắt tay vào thực hiện công việc chi tiết.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bước triển khai một sơ đồ tư duy tại đây

1. Sơ đồ hình tròn (Circle Map)

Sơ đồ vòng tròn bao gồm một vòng tròn lớn bên ngoài và một vòng tròn nhỏ bên trong. Vòng tròn nhỏ bên trong thể hiện những ý tưởng trọng tâm, chủ đề chính, còn vòng tròn lớn bên ngoài diễn đạt những ý kiến bổ trợ cho ý tưởng trọng tâm.

So Do Tu Duy 1

2. Sơ đồ bong bóng (Bubble Map)

Sơ đồ bong bóng giúp xác định chủ đề chính với các cụm từ cụ thể. Trong đó, vòng tròn trung tâm xuất hiện với các vòng tròn hoặc bong bóng khác bao quanh. Mỗi vòng tròn được kết nối sẽ bao gồm các tính từ hoặc cụm từ xác định. Trong thiết kế, chúng ta có thể tạo sơ đồ bong bóng để xác định đặc điểm của công ty khách hàng để tạo ra một logo.

So Do Tu Duy 2

3. Sơ đồ bong bóng đôi (Double Bubble Map)

Đây là sự kết hợp của hai sơ đồ bong bóng và được gọi là bong bóng đôi, hay thường được gọi là biểu đồ Venn. Sơ đồ bong bóng đôi là một sơ đồ so sánh xác định sự khác biệt và tương đồng giữa hai chủ đề. Trung tâm giữa hai vòng tròn chứa hai ý chính. Điểm giao nhau của 2 vòng tròn chính là nơi chứa các điểm tương đồng được chia sẻ. Hướng về hai bên là các bong bóng xác định sự khác biệt của mỗi vòng tròn trung tâm.

So Do Tu Duy 3

4.Sơ đồ cây (Tree Map)

Khi đến lúc cần phân loại và sắp xếp thông tin, sơ đồ cây có thể giúp ích rất nhiều. Về mặt trực quan, sơ đồ cây giống như một cái cây thật với nhiều nhánh. Phần trên cùng là tiêu đề hoặc chủ đề chính, bên dưới là các chủ đề phụ. Bên dưới các chủ đề phụ là thông tin liên quan, chi tiết hơn và chúng tạo thành các danh sách dài. Một sơ đồ cây có thể được sử dụng như một phác thảo trực quan cho bất kỳ loại văn bản nào như một bài luận hoặc thậm chí bài đăng trên blog. Tiêu đề và phần giới thiệu được đặt ở trên cùng và các đoạn văn nhánh bên dưới.

So Do Tu Duy 4

5. Sơ đồ luồng (Flow Map)

Một sơ đồ luồng khá giống với một lưu đồ (flowchart). sơ đồ luồng là biểu diễn trực quan về quá trình, tiến trình hoặc tổ hợp các hướng dẫn. Chủ đề chính được gắn bên ngoài sơ đồ. Các hình chữ nhật được kết nối tạo thành các bước trong tiến trình hoặc quá trình giải thích của sơ đồ. Một số hình chữ nhật cũng có thể được thêm vào bên dưới để mô tả bước đó.

So Do Tu Duy 5

6. Sơ đồ đa luồng (Multi Flow)

Sơ đồ đa luồng giúp hiển thị các cách thức đạt được bằng cách sử dụng chức năng và nguyên nhân. Các hình chữ nhật bên trái đại diện cho các nguyên nhân khiến sự kiện xảy ra. Các hình chữ nhật bên phải là những tác động của sự kiện gây nên. Trong một số trường hợp, một hiệu ứng cũng có thể trở thành một nguyên nhân, tạo ra một vòng luân hồi. Sơ đồ đa luồng cũng có thể được kết hợp nhau hoặc với một sơ đồ luồng thông thường. Bằng cách này, bạn có thể tạo sự tiến trình hướng tới một nguyên nhân hoặc một loạt các sự kiện sau một hiệu ứng. sơ đồ đa luồng là một trong những sơ đồ linh hoạt nhất trong tất cả các sơ đồ tư duy.

So Do Tu Duy 6

7. Sơ đồ dấu ngoặc (Brace Map)

Sơ đồ Brace thường phân tích một đối tượng cụ thể hoặc tình huống thực tế. Các khái niệm và ý tưởng không phù hợp với sơ đồ Brace. Sơ đồ Brace có thể giúp chúng ta hình dung việc tạo ra một trang web. Đối tượng ban đầu là toàn bộ trang web. Ở bên phải của đối tượng là các công việc chính, trong trường hợp này là các trang con của trang web. Mỗi trang sau đó sẽ mở ra các yếu tố bên trong trang đó. Một sơ đồ Brace có thể mở rộng sang một bên cho đến khi tất cả các yếu tố đã được xác định.

So Do Tu Duy 7

8. Sơ đồ cầu (Bridge Map)

Đây là một sơ đồ được sử dụng để tìm những điểm giống nhau giữa mọi thứ và tạo ra sự suy diễn tương đồng. Ví dụ với trẻ em, sơ đồ cầu là một phần quan trọng trong các môn học ngôn ngữ. sơ đồ cầu giúp chúng dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức này. Một sơ đồ cầu có thể được sử dụng để tạo ra một phong cách kể chuyện cho một tác phẩm bằng văn bản. Bằng cách sử dụng các từ chính trong một ý tưởng và tạo ra sự tương đồng, nó sẽ làm cho nội dung hấp dẫn hơn. Từ các đề xuất kinh doanh đến các bài đăng trên blog, các phép so sánh từ sơ đồ cầu sẽ truyền tải thêm tính cách cá nhân vào bài viết,…

Sdtt
Sdtt

Với 8 dạng sơ đồ trên, hy vọng bạn sẽ dễ dàng hiện thực hóa ý tưởng một cách rõ nét nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo khóa học trực tuyến “Kỹ thuật tìm kiếm ý tưởng” với nội dung bổ ích, cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết, dẹp tan nỗi lo “bí ý tưởng”.

Để tham khảo thông tin khóa học, bạn vui lòng truy cập: https://thuyuyen.training/courses/ky-thuat-tim-kiem-y-tuong/

Nguồn: tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *