image28 image28

Xu hướng thiết kế đồ họa 2021: Ứng dụng chủ nghĩa tượng trưng trong sáng tạo

Chủ nghĩa tượng trưng là một trào lưu văn hóa ra đời từ cuối thế kỷ XIX,  bao hàm lên nhiều lĩnh vực nghệ thuật, nổi bật nhất là thi ca và hội họa. Trào lưu này là nền móng cho nhiều xu hướng nghệ thuật còn được sử dụng cho tới ngày nay.

Trong giới hạn bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số biểu tượng và ký hiệu cổ đại đã và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, từ đó ứng dụng vào thiết kế cá nhân!

Chủ nghĩa tượng trưng là gì?

Chủ nghĩa tượng trưng (Symbolism) trong mảng nghệ thuật có thể hiểu là việc truyền đạt những ý tưởng trong thế giới thông qua biểu tượng, ký hiệu thay cho ngôn ngữ. Tương tự, ngành thiết kế đồ họa hiện đại cũng ảnh hưởng ít nhiều bởi Symbolism trong việc truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng qua các sản phẩm.

Chủ nghĩa tượng trưng sử dụng các dấu hiệu (hay ký hiệu) xuất hiện trong thế giới quan tự nhiên, như: hình dạng, hình ảnh hoặc các đối tượng vật lý theo những ý nghĩa nhất định. Ví dụ, một biển báo hình bát giác màu đỏ trên đường giúp người lái xe hiểu phải “dừng lại” và điều này có thể cứu mạng người trên đường mà không cần dùng tới các văn bản phức tạp, dài dòng.  

Có một số lượng lớn các biểu tượng đã biến mất trong suốt lịch sử nhân loại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 3 loại biểu tượng phổ biến nhất, đi sâu vào một số ví dụ cụ thể và thảo luận về cách ứng dụng vào các thiết kế hiện đại.

Biểu tượng thiên nhiên

Biểu tượng thiên nhiên là một trong những hình họa sớm xuất hiện từ thời tiền sử. Rất dễ thấy các ký hiệu chỉ mãnh thú, chim trời, hoa lá,… trong các hang động, thể hiện sự tương tác của người cổ đại với thiên nhiên. Qua sự tiến bộ của nền văn minh và công nghệ, các biểu tượng này dần được cách điệu và vẫn được sử dụng thường xuyên, thể hiện thế giới tự nhiên. Chúng ta hãy xem xét một số loại phổ biến của biểu tượng thiên nhiên và ứng dụng trong thiết kế:

image34
Cú là một ví dụ về biểu tượng động vật, thường đại diện cho trí tuệ. Thiết kế logo bởi artigma

1. Biểu tượng động vật và huy hiệu thời trung cổ

Biểu tượng động vật thường liên kết những phẩm chất cụ thể, được nhân cách hóa và có mối quan hệ mật thiết với con người, có thể thấy qua các câu truyện thần thoại, truyện dân gian hay Kinh Thánh: con rắn lừa dối trong Sách Sáng thế, con thiên nga duyên dáng trong Truyện cổ Grimm và con rùa chậm chạp trong Truyện ngụ ngôn Aesop,… Nhiều loài vật trở thành hình ảnh biểu trưng cho một quốc gia, hay một phong tục, tính cách. Ví dụ như ở các nền văn hóa phương Tây:

Một ví dụ về huy hiệu thời trung cổ. Hình ảnh qua wikimedia commons
Một ví dụ về huy hiệu thời trung cổ. Hình ảnh qua wikimedia commons
  • Sư tử tượng trưng cho hoàng gia
  • Chim bồ câu tượng trưng cho hòa bình
  • Bò đực tượng trưng cho cơn thịnh nộ
  • Con cú tượng trưng cho trí tuệ
  • Chó tượng trưng cho lòng trung thành

Thời Trung cổ, biểu tượng động vật được phổ biến qua các huy hiệu, khiên, cờ phướn,… Phổ biến nhất là hình ảnh cách điệu của sư tử, đại bàng, chó sói, gấu, ngựa và thậm chí cả các sinh vật trong thần thoại như rồng. Truyền thống này đã tiếp tục trong các thiết kế cờ hiện đại, với nhiều tiểu bang và quốc gia sử dụng các loài động vật cụ thể làm linh vật đại diện.

Các nhà thiết kế ngày nay đôi khi sử dụng lại huy hiệu thời trung cổ cho các thương hiệu hiện đại. Điều này rất hữu ích cho các thương hiệu khi xây dựng sự gần gũi, cảm giác truyền thống, nhất là các doanh nghiệp do gia đình sở hữu hoặc các dịch vụ cổ điển như làm rượu nho, đóng giày thủ công, làm áo lông,… Tại Việt Nam, hẳn bạn đã quen với thương hiệu nước tăng lực “Bò Húc” của Thái, hay “Thuốc lá Con Mèo” (Craven), bia “Sư Tử Trắng”,…

Có thể nói biểu tượng động vật thể hiện những nét tính cách cụ thể và độc đáo của thương hiệu trong mỗi sản phẩm.

image11
Tác phẩm của Yokaona
image13
Tác phẩm của Skilline
image3
Tác phẩm của  Austinminded

Các bộ phận của động vật cũng có thể được tách biệt vì ý nghĩa biểu tượng của chúng. Đôi cánh thường được sử dụng để đại diện cho tự do, bàn chân, móng vuốt hoặc ngà có thể tượng trưng cho sức mạnh.

2. Biểu tượng hoa lá

image8 1
Vòng nguyệt quế là một biểu tượng thường được sử dụng mang ý nghĩa chiến thắng và thành tựu. Thiết kế logo bởi Anton-p

Biểu tượng hoa lá là hình ảnh quen thuộc với chúng ta. Ngoài ý nghĩa hướng tới những thứ thiên nhiên, hoa lá còn là biểu tượng cho sự sống, khát vọng vươn lên,… Trong một số nền văn hóa, hoa lá còn được coi là một vật thờ cúng hoặc nghi lễ tế Thần, như: cây sự sống, hình nút của người Celtic, cây Nêu xua đuổi tà ma của người Việt,… 

Cũng như các biểu tượng động vật, nhiều loài thực vật trong lịch sử được gắn với những phẩm chất cụ thể, chẳng hạn như:

  • Cành ô liu là biểu tượng của hòa bình
  • Cỏ 3 lá là biểu tượng của sự may mắn
  • Hoa hồng là biểu tượng của tình yêu
  • Hoa huệ như một biểu tượng của tang tóc
  • Vòng nguyệt quế như một biểu tượng của chiến thắng
image14 1
Thiết kế bởi DariaR

Về ứng dụng, các nhà thiết kế hiện đại có xu hướng tận dụng những dây leo và rễ cây làm khung cảnh trang trí, sử dụng họa tiết cây cối – hoa lá khắc trên huy chương, đồ gốm sứ,… Để sử dụng các họa tiết này, bạn cần phải nghiên cứu kỹ ý nghĩa của chúng trong từng nền văn hóa, tránh những hiểu lầm không mong muốn. 

image31
Hình ảnh hoa sen phổ biến trong các thương hiệu liên quan đến sức khỏe và sắc đẹp. Thiết kế logo bởi vraione

Một trong những biểu tượng hoa nổi tiếng của thời đại mới là hoa Sen. Trong truyền thống Ấn Độ giáo và Phật giáo, nó là biểu tượng của sự tinh khiết thần thánh, với các vị thần được miêu tả ngồi hoặc đứng trên một tòa Sen. Nó cũng thường được mô tả bằng phẳng với những cánh hoa mở đối xứng tượng trưng cho các luân xa khác nhau – là năng lượng duy trì sự sống của con người. Những yếu tố này đã giúp hoa Sen trở nên phổ biến với nghệ thuật và thiết kế gắn liền với sức khỏe và sắc đẹp.

3. Bốn nguyên tố và biểu tượng hoàng đạo

Biểu tượng thiên nhiên trong thiết kế thường mang yếu tố hài hòa và cân bằng – nói cách khác, thiên nhiên như một hệ sinh thái phụ thuộc lẫn nhau. Ý tưởng này được thể hiện bằng bốn biểu tượng nguyên tố: đất, nước, lửa và không khí. Những yếu tố này góp phần mang lại cảm giác khỏe mạnh và toàn vẹn. Nếu đứng riêng biệt, chúng đều sở hữu những phẩm chất khác nhau: đất rắn và ổn định, nước mát và êm dịu, không khí mang lại sự sống,  chuyển động linh hoạt, và lửa biểu tượng của mạnh mẽ. Các nhà thiết kế thường khắc họa chúng thông qua màu sắc hoặc các đường nét trừu tượng.

Bốn biểu tượng nguyên tố và đặc tính của chúng còn liên quan mật thiết tới các cung hoàng đạo. Mỗi nguyên tố đại diện cho một chòm sao khác nhau:

  • Nguyên tố đất: Kim Ngưu, Xử Nữ, Ma Kết
  • Nguyên tố nước: Cự Giải, Hổ Cáp, Song Ngư
  • Nguyên tố không khí: Song Tử, Thiên Bình, Bảo Bình.
  • Nguyên tố lửa: Bạch Dương, Sư Tử, Nhân Mã.

Mỗi cung hoàng đạo tương ứng với mỗi nguyên tố mà nó được gắn vào. Các nhà thiết kế ngày nay thường sử dụng các biểu tượng hoàng đạo kết hợp màu nguyên tố để thể hiện chủ đề thiết kế của họ.

image35
Thiết kế bao bì của Brandstrategy

4. Biểu tượng nữ thần

Thực vật và động vật là những hình ảnh rõ ràng nhất mà chúng ta thường thấy trong tự nhiên. Trong trí tưởng tượng của con người,  các vị thần và nữ thần trong hình dạng của con người chính đại diện cho hiện thân của tự nhiên, là đấng tạo ra và cai quản muôn loài. Nổi tiếng nhất có thể thấy trong thần thoại của Hy Lạp bao gồm Artemis, Pan và Gaia.

Các nhà thiết kế ngày nay sử dụng các biểu tượng nữ thần như một sự ban phước, một biểu tượng của trí tuệ và sức mạnh của thế giới tự nhiên.

image37
Thiết kế của GoodEnergy
image25
Thiết kế của svart ink
image1 4
Thiết kế của Arda
image2 1
Thiết kế của C1k

Biểu tượng thiên thể

Như chúng ta biết ngày nay, bầu trời đêm thực chất là một phần của tự nhiên, nhưng phần lớn, con người đã không trải nghiệm nó theo cách này. Thế giới thiên thể là nơi xa xôi, không thể khám phá được, và vào ban đêm, nó đầy rẫy những dấu hiệu và biểu tượng khó hiểu. 

Biểu tượng thiên thể trong thiết kế đại diện cho sự bí ẩn và linh thiêng, chúng ta hãy xem xét một số điểm chung sau:

image23 1
Văn phòng phẩm Celestial, của Alina Gronska

1. Biểu tượng mặt trời

Mặt trời ban tặng ánh sáng và là vật thể mạnh mẽ nhất trên bầu trời, đây cũng là biểu tượng thiên thể nổi bật nhất, thường gắn liền với hoàng gia. Trong lịch sử, mặt trời được miêu tả như trung tâm vũ trụ, tượng trưng cho ngày. Ngoài ra, đây còn là biểu tượng trong rất nhiều tôn giáo và tín ngưỡng cổ đại.

Biểu tượng mặt trời phổ biến nhất bắt nguồn từ Hy Lạp mang tên Mặt trời Vergina , tiền thân của biểu tượng mặt trời mà chúng ta biết ngày nay: một vòng tròn vàng với một vòng các tia hình tam giác trải dài từ nó. Mãi về sau, các hiệp sĩ thời trung cổ đã thêm một khuôn mặt của mặt trời, được gọi là mặt trời huy hoàng, với những đường thẳng và lượn sóng xen kẽ để tô điểm cho những chiếc khiên.

image29
Thiết kế của Taynara Lima
image10 4
Thiết kế của Vulcan 

Đối với các nhà thiết kế hiện đại, biểu tượng mặt trời thường đại diện cho sức mạnh và niềm vui. Đồng thời mang lại cảm giác tinh tế, huy hoàng cho các thiết kế.

2. Biểu tượng mặt trăng

Trong khi mặt trời có màu vàng và thường được thần thoại hóa là nam, thì mặt trăng thường được biểu thị là nữ với màu ánh bạc. Cả mặt trời và mặt trăng đều đại diện cho chu kỳ ngày – đêm (dù mặt trăng không xuất hiện mỗi ngày mà theo chu kỳ). Vì lý do này, nó đã trở thành một biểu tượng của sự biến đổi.

Mặt trăng hình lưỡi liềm là hình ảnh phổ biến hiện nay. Các nhà thiết kế thường sử dụng biểu tượng này để mang đến sự bí ẩn pha chút ma mị cho sản phẩm. Tuy nhiên, cần lưu ý là hình lưỡi liềm khi được ghép nối với sao mai – thường được gán cho Hồi giáo sau khi biểu tượng này được sử dụng cho huy hiệu thời Trung cổ của Đế chế Ottoman.

image33
Thiết kế của Arthean
image27
Thiết kế của PrstiPerje

3. Biểu tượng chòm sao và hành tinh

Các chòm sao có liên quan đến cung hoàng đạo, nhưng nhiều chòm sao cũng bắt nguồn từ những câu chuyện thần thoại và các nhân vật trong đó, chẳng hạn như Orion và Ursa Major. Theo một số truyền thuyết, các vị anh hùng được phần thưởng của thần linh là trở thành một chòm sao khi hoàn thành nhiệm vụ hoặc  hy sinh anh dũng.

image4
Thiết kế Made by Mystie
attachment 105108690 e1613962840991
Tác phẩm của Bubo_scandiacus

Ký hiệu hình học

Ngoài tự nhiên và vũ trụ học, người cổ đại đã giải thích thế giới thông qua các hình dạng. Điều này liên quan nhiều đến nhận dạng mẫu: mọi người nhận ra sự lặp lại một cách tự nhiên trong thế giới xung quanh họ và một trong những yếu tố lặp lại phổ biến nhất là hình học cơ bản.

1. Hình học trong cuộc sống

Hình học trong văn hóa cổ đại chủ yếu thể hiện sự thuần khiết và cân bằng (bên cạnh các yếu tố khác về tâm linh), ví dụ: hình tròn có thể đại diện cho chu kỳ vô hạn và hình vuông có thể đại diện cho sự ổn định, hình tam giác thể hiện sự cân bằng,…

image6 1
Thiết kế logo của thedani

Một trong những hình dạng cơ bản có ý nghĩa hơn là hình tam giác, hay cụ thể hơn là hình dạng 3D của nó: kim tự tháp.

Hình tam giác đều về bản chất là một mũi tên hướng lên trên và nó có xu hướng gắn liền với thần thánh.

Hãy xem xét việc thờ cúng các ngọn núi thiêng, bao gồm cả Núi Olympus, Núi Sinai và Núi Phú Sĩ. Người Ai Cập cổ đại tin rằng Bắc Cực trên bầu trời đêm là vương quốc của các vị thần, và các kim tự tháp được xây dựng nhằm mục đích hướng tới điểm này có lẽ là để cho người đã khuất lên thiên đường.

Sự liên kết thần thánh cũng là lý do tại sao Eye of Providence thường được mô tả trong một hình tam giác hoặc trên đỉnh của một kim tự tháp. Nó đại diện cho cả ý tưởng về một vị thần nhìn thấy tất cả và là kiến ​​trúc sư của vũ trụ. Nó cũng có thể là họ hàng với Eye of Horus , được sử dụng ở Ai Cập cổ đại để biểu thị hoàng gia.

image17 1
Thiết kế bởi ludibes

2. Hình học trong tôn giáo, tín ngưỡng

Hình học thiêng liêng là một thuật ngữ chỉ các biểu tượng hình học được dùng mang ý nghĩa tâm linh, có thể được hiểu là một cách để người cổ đại hình dung và khai thác sức mạnh phổ quát của tỷ lệ toán học. Có rất nhiều biểu tượng hình học thiêng liêng trên nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng chúng tôi sẽ nêu tên một số biểu tượng đáng chú ý ở đây.

553px penrose triangle.svg e1613965495593
Hình ảnh tam giác Penrose qua Wikimedia Commons
goldenspirallogarithmic in
Hình xoắn ốc vàng qua Wikimedia Commons
  • Mandala có thể có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng cấu trúc cơ bản nhất bao gồm một hình vuông chứa bốn cổng hình chữ T ở mỗi bên và một bindu (một điểm trung tâm). Các cấu hình hình học khác nhau, cánh hoa sen, màu sắc hoặc mô tả các vị thần phát ra từ bindu. Ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào cách xây dựng, như được nêu trong kinh điển Ấn Độ giáo thường hỗ trợ cho việc thiền định.
  • Âm Dương được sử dụng ở Trung Quốc cổ đại để biểu thị sự liên kết giữa các lực lượng đối lập thông qua các đường cong cân đối hoàn hảo.
  • Các Pentagram hoặc ngôi sao năm cánh, ban đầu đại diện tư tưởng Công giáo khác nhau trong Kinh Thánh. Sau đó, nó trở thành biểu tượng của cái ác và điều huyền bí, đặc biệt là khi quay mặt xuống dưới để hai điểm nằm ở trên cùng, gợi nhớ đến sừng quỷ.
  • Khối lập phương Metatron được tạo thành từ một loạt các hình lục giác, tam giác và hình tròn lồng vào nhau tạo thành một khối 3D ở trung tâm. Giống như Chiếc hộp Pandora, khối lập phương của Metatron thường được biểu tượng như một vật chứa đựng tri thức thần thánh, sau chức năng mang tên sứ giả của nó .
  • Tam giác Penrose được tạo ra vào những năm 1930 bởi Oscar Reutersvärd và đại diện cho sự bất khả thi ở dạng hình học, không mang ý nghĩa tâm linh hay biểu tượng của tôn giáo nào.
  • Golden Spiral có thể là hình xoắn ốc nổi tiếng nhất đối với các nhà thiết kế đồ họa. Nó là một hình xoắn ốc được tạo ra bằng cách sử dụng tỷ lệ vàng , và nó thường được sử dụng trong thiết kế như một sự hỗ trợ về tỷ lệ và bố cục.
attachment 67043290 e1613966275701
Tác phẩm của betiobca
attachment 90822361 scaled e1613966291138
Tác phẩm của Carolina Crespo 

Những biểu tượng hình học này thường gắn liền với các nền văn hóa và / hoặc tôn giáo cụ thể, và bạn nên lưu ý khi sử dụng một biểu tượng như thế này trong dự án của mình. Không chỉ tôn trọng yếu tố tâm linh, người tiêu dùng có thể sẽ phản ứng tiêu cực với một thương hiệu sử dụng các biểu tượng văn hóa để thu lợi thương mại.

Ngoài ra, bạn có thể ứng dụng hình học thiêng liêng trong việc tạo sự cân bằng trong bố cục thiết kế hoặc hỗ trợ một số hình ảnh tiêu điểm như hình minh họa.

Lời kết: tạo thiết kế biểu tượng của riêng bạn

Các biểu tượng, ký hiệu được giới thiệu trong bài viết này hầu hết đều có lịch sử lâu đời với những ý nghĩa riêng biệt. Chính vì thế, để sử dụng các biểu tượng này bạn cần nghiên cứu và hiểu rõ về chúng. Đừng ngần ngại trong việc tìm hiểu và phát triển một “ngôn ngữ” biểu tượng độc đáo cho riêng mình. Từ đó tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Chúc bạn thành công!

Tác giả: Jamahl Johnson
Lược dịch từ bài viết gốc: The power of using symbolism in design

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *