image21 image21

8 lỗi cần tránh khi thiết kế logo: cách nhận biết và điều chỉnh

Thiết kế logo là một trong những kỹ năng quan trọng của người làm đồ họa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ trình độ và năng khiếu để tạo ra các sản phẩm có tính thẩm mỹ cao. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những lỗi thường gặp khi thiết kế khiến logo “bị xấu” và cách khắc phục.

1. Logo lỗi thời

image10 2
image5 1

Một vấn đề phổ biến với các thiết kế logo xấu là chúng đang sử dụng các kỹ thuật, hình ảnh và hiệu ứng lỗi thời. Các biểu trưng ở trên trông giống như chúng đã được tạo ra từ nhiều thập kỷ trước – ý tưởng hoài cổ không phải lúc nào cũng tốt. Quay trở lại những năm 1980 và 90, các hiệu ứng như lệch hình, gradient 3D, clip art và một số phông chữ được sử dụng quá mức, giờ đây khiến những logo này trông đặc biệt lỗi thời.

Giải pháp

Nếu bạn sở hữu một logo lỗi thời, giải pháp tốt nhất là thiết kế lại để phù hợp với phong cách thế kỷ 21: cụ thể là thiết kế theo phong cách retro. Bạn có thể tham khảo thêm phong cách logo cổ điển được vẽ tay với bố cục hợp lý, không kém phần sang trọng của thương hiệu Spruce bên dưới.

image8
Logo cổ điển do  Agi Amri thiết kế

2. Logo quá chi tiết

image15
image5

Không phải các logo quá chi tiết là xấu, chỉ là trong một số trường hợp, các logo dạng này có tính ứng dụng không cao. Đối với các biển quảng cáo lớn, tranh tường, quảng cáo ngoài trời,…logo chi tiết thực sự rất tuyệt vời. Nhưng hãy nghĩ đến việc logo của bạn xuất hiện trên các bề mặt nhỏ hơn, khó nhìn thấy hơn nhiều.

Vấn đề với các logo chi tiết là khó nhìn trên các không gian nhỏ như màn hình smartphone, một số vật phẩm, hàng hóa kích thước nhỏ như bút hay danh thiếp, chưa kể đôi khi chúng khiến logo trở nên khó đọc hoặc không thể phân biệt được.

Giải pháp

Một giải pháp thay thế hoàn toàn khả thi là thiết kế các logo hay icon biến thể cho các kích thước nhỏ hơn, tối giản các chi tiết thừa thãi. 

Ví dụ logo Bluffton Inn bên dưới: kiến trúc cổ điển của tòa nhà lấy cảm hứng từ một điểm bán hàng mang lại cảm giác mộc mạc. Nhưng khi cần in logo trên những không gian nhỏ, họ sử dụng các phiên bản được thiết kế đặc biệt hình tròn trông vẫn đẹp và thẩm mỹ.

image15
Thiết kế logo của Agi Amri

3. Hình ảnh không liên quan

spice of sushii

Nói cách khác, đây là dạng “Logo tốt, nhưng không phù hợp”. Ví dụ logo ở trên trông đẹp, nhưng chúng không mô tả chính xác thương hiệu của doanh nghiệp, icon ngọn lửa dễ khiến người xem liên tưởng đến các công ty dầu khí hay sản phẩm thuốc lá (dù đây là logo cho một nhà hàng Sushi).

Logo phải đại diện cho thương hiệu của bạn. Bạn có thể tham khảo tất cả các nguyên tắc thiết kế, nhưng cần biết chắt lọc ý tưởng phù hợp để tạo ra nét riêng, độc đáo cho doanh nghiệp của bạn.

Giải pháp

Tìm kiếm hình ảnh gắn liền với công ty của bạn, phản ánh chính xác tên công ty, ngành nghề hay sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Đây sẽ là  biểu tượng sáng tạo độc đáo của riêng bạn, thay vì đi cóp nhặt từ nhiều nơi.

Ví dụ logo của Eaglehead Woodcraft, một doanh nghiệp trong mảng sản xuất đồ mộc, đồ nội thất gỗ. Logo của họ có hình ảnh biểu tượng quen thuộc là cái cây – liên quan trực tiếp đến chế biến gỗ. Dẫu vậy logo này vẫn kích thích tư duy của người xem và tạo ra sự gần gũi nhưng không kém mới lạ cho doanh nghiệp.

image14
Thiết kế logo bởi pswizzard

4. Logo quá mơ hồ

saber and stones
morris green

Nếu logo của bạn trông đẹp nhưng không nói lên được điều gì về thương hiệu thì đó vẫn là một thiết kế logo lỗi. Một trong những mục tiêu của logo là giải thích cho người xem biết  bạn là ai và làm gì ngay từ cái nhìn đầu tiên. Điều đó không dễ dàng, nhưng một số thiết kế logo đặc biệt không cung cấp thông tin gì cả, tên công ty không rõ ràng và hình ảnh dường như được chọn ngẫu nhiên.

Giải pháp

Trong trường hợp này, cần thêm mô tả bổ sung cho logo! Bạn không cần thêm quá nhiều chi tiết hay text vào logo, chỉ cần thêm hình ảnh biểu trưng, slogan, tên doanh nghiệp,… để giải thích những gì bạn có thể cung cấp cho khách hàng.

Ví dụ logo hãng nội y Phoenix khá đơn giản và đẹp mắt, thiết kế theo phong cách tối giản với tên thương hiệu và icon màu xanh đáng tin cậy. Tuy nhiên nếu không có mô tả, người xem có thể hiểu lầm icon đôi cánh là tòa nhà của một công ty kiến ​​trúc hoặc thậm chí là những phím đàn piano.

image3
Thiết kế logo bởi milan gavrilovic

5. Các chủ đề xung đột

monkey business

Hình ảnh biểu trưng có thể giúp người xem dễ dàng ghi nhớ thương hiệu của bạn. Rắc rối là khi bạn sử dụng hình ảnh “không khớp” với thương hiệu của mình. Ví dụ logo trên: Hình ảnh chú khỉ ngậm điếu thuốc có vẻ hơi hoạt hình, nhí nhảnh và trẻ con trong khi đây là thương hiệu hướng đến các doanh nhân.

Giải pháp

Cả hình ảnh và phong cách nghệ thuật đều phải phù hợp với mục tiêu xây dựng thương hiệu. Sử dụng các biểu tượng được công nhận trên toàn cầu và các chủ đề ưa thích của tập khách hàng tiềm năng là cách đơn giản và an toàn để thiết kế logo hiệu quả.

Logo hãng Adventures là một ví dụ, được thiết kế rõ ràng cho người yêu thiên nhiên (và thực hiện bởi yêu thiên nhiên xét về thiết kế). Điểm nhấn của logo là mặt trời đỏ rực tượng trưng cho bình minh lẫn hoàng hôn, logo cũng làm nổi bật hoạt động bơi lội, chèo thuyền và ngắm động vật, đồng thời mở rộng thông điệp bằng các biểu tượng bổ sung: mũi tên, mái chèo và la bàn,…

image20
Thiết kế logo bởi Dexterous

6. Biểu trưng chung

real estate

Các biểu trưng chung chung, hoặc duy trì cùng xu hướng và phong cách thường không để lại ấn tượng cho người xem, thậm chí gây nhầm lẫn thương hiệu của bạn với thương hiệu khác.

Đáng chú ý nhất là icon “V-man” hiện đang được lạm dụng quá mức: icon này thể hiện một hình tượng con người không rõ ràng, có thể đại diện cho “mọi người” hoặc “mọi phụ nữ”, hiện đang được dùng “rập khuôn” ở nhiều logo. Tình trạng này cũng thường thấy ở các logo chăm sóc sắc đẹp (icon phụ nữ), logo nha sĩ (icon răng sứ), logo bất động sản (icon nhà cửa),…

v man

Giải pháp

Các logo chung chung không phải là xấu, đôi khi ý tưởng thiết kế xuất phát từ việc cập nhật các xu hướng chung của thị trường mà quên mất tìm kiếm yếu tố nổi bật, đặc trưng riêng. 

Ví dụ: Headstash sử dụng hình ảnh núi non và chữ kiểu cũ giống như nhiều doanh nghiệp khác, nhưng họ thêm các yếu tố để tạo sự khác biệt: Bố cục, phong cách minh họa được sử dụng cho ngọn núi và sự kết hợp typography tạo nên một cái nhìn độc đáo cho logo này.

image16
Thiết kế logo bởi GOOSEBUMPS

Đồng thời, Headstash sử dụng các biểu trưng biến thể cho các vị trí, không gian khác nhau (phần đầu bài viết đã đề cập).

headstash

7. Logo gây khó hiểu

blazers
on the heavy side
thales

Giống như các logo có hình ảnh không liên quan hoặc chủ đề xung đột, logo dù có vẻ đẹp thẩm mỹ nhưng hình ảnh khó hiểu cũng dễ mất điểm.

Logo On The Heavy Side là một ví dụ, bạn có biết họ làm gì không? Hình ảnh nổi bật nhất là dụng cụ cắm trại, nhưng người đàn ông lại cầm gậy đánh gôn và vợt tennis? Và slogan: “Đừng để kích thước của bạn ngăn cản bạn” thực sự làm người xem thấy khó hiểu.

Giải pháp

Bạn có thể sử dụng bất kỳ chiến lược nào ở trên đã đề cập để bổ sung vào logo, như: thêm hình biểu tượng quen thuộc, thay slogan,… 

Tactical Wealth Management là ví dụ tốt về một logo có kết hợp hình ảnh kèm văn bản có kết nối, giúp người xem hiểu hơn về thương hiệu. 

image17
Thiết kế logo của Peaqs ™

8. Quá đơn giản đến mức đơn điệu 

olympic2012
mans cave

Đôi khi, một logo được liệt kê vào nhóm xấu chỉ vì hình ảnh biểu trưng quá đơn điệu, không gây thiện cảm. hai logo trên là ví dụ điển hình: Logo Thế vận hội olympic tại Anh và Hang Mans với biểu trưng quá “tối nghĩa” và dễ gây hiểu lầm.

Giải pháp

Cách duy nhất để tránh những logo xấu xí là hiểu các nguyên tắc thiết kế đồ họa tạo nên những logo đẹp .

Làm việc với một nhà thiết kế logo chuyên nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt: Họ biết các kỹ thuật thiết kế tốt nhất và sử dụng thành thạo. Ví dụ Purpleri đã thiết kế một logo cực kỳ sang trọng và đẳng cấp chỉ với vài dòng gợi ý từ khách hàng: “hình ảnh chủ đạo là một con mèo Xiêm kết hợp bất kỳ thứ gì khác giúp nổi bật sang trọng.”

image1
Thiết kế logo của Purpleri

Lời kết

Thiết kế logo tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khá khó khăn, đặc biệt là khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu bạn không muốn mắc phải những lỗi thiết kế logo tồi tệ, hãy nhớ và tránh những phong cách sai được liệt kê ở trên. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo bài viết Các tiêu chí đánh giá chất lượng Logo. Chúc bạn thành công

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *