Phan Biet Mau Cmyk Va Rgb Phan Biet Mau Cmyk Va Rgb

Cách Phân Biệt Màu CMYK Và RGB

Trong quá trình thiết kế, đôi khi chúng ta bị nhầm lẫn giữa 2 hệ màu CMYK và RGB, sự nhầm lẫn đó gây nên tình trạng in bị lệch màu. Đối với các bạn mới chập chững bước vào con đường design thì có lẽ khó mà phân biệt được hai hệ màu này, đôi khi không biết nên sử dụng màu CMYK hay RGB cho thiết kế của mình.

Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu chế độ màu RGB và CMYK là gì, khi nào nên sử dụng chế độ màu cho phù hợp.

1. Màu sắc là gì?

Theo thí nghiệm của bác học Newton thì sau khi chùm tia sáng trắng đi qua lăng kính thì nó thành một quang phổ, gồm nhiều màu đơn sắc sắp xếp cạnh nhau, được gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng. Bác học Newton cho rằng, ánh sáng mặt trời được cấu tạo bằng vô số những tia bức xạ lan rộng từ màu Đỏ đến màu Tím. Mỗi loại tia sáng tạo ra màu có bước sóng dài ngắn khác nhau, tia sáng có bước sóng ngắn thì sẽ bị khúc xạ nhiều hơn loại tia sáng có bước sóng dài.

Istock 471636277
 

Từ bảy màu trên quang phổ cầu vồng : Đỏ, Cam, Vàng, Lục, Lam, Chàm, Tím, người ta có thể phân biệt rất nhiều màu chuyển tiếp, trung gian, nối liền bảy màu này. Do đó, về mặt quang học, ta có thể khẳng định, màu sắc là ánh sáng, hay có thể gọi màu sắc là con đẻ của ánh sáng, là hiệu quả hiển thị của các loại ánh sáng có bước sóng dài ngắn khác nhau. Ngoài ra, màu sắc còn là do sự phản chiếu của ánh sáng trên những vật thể. Như vậy thì bản thân màu sắc là ánh sáng và bản thân vật thể ấy cũng có màu sắc.

2. CMYK là gì?

Cmyk 915x915px

CMYK là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu trừ, thường được sử dụng trong in ấn. Nó bao gồm các màu sau :

C = Cyan (xanh)

M = Magenta (hồng)

Y = Yellow (vàng)

K = Black (Đen) (sở dĩ dùng từ K để chỉ màu đen vì ký tự B đã được dùng để chỉ màu Blue rồi, ngoài ra K còn có nghĩa là Key, mang ý chỉ cái gì đó là chủ yếu, là then chốt)

Nguyên lý làm việc của hệ CMYK là hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ, hay nói cách khác, chúng hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới.

Nghĩ về màu CMYK thì dễ dàng hơn bởi vì chế độ dường như tuân theo các quy tắc đã được học ở trường. Trộn màu xanh (Cyan) với màu hồng (Magenta) sẽ cho ra màu xanh dương (Blue), màu hồng (Magenta) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu đỏ (Red), màu xanh (Cyan) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu xanh lá cây (Green), ba màu Cyan, Magenta, Yellow kết hợp lại sẽ cho ra màu Đen (Black).

Sử dụng CMYK khi nào?

Hệ màu CMYK sử dụng cho tất cả sản phẩm thiết kế in ấn vì chế độ CMYK sẽ hiển thị màu  trên chất liệu in chính xác hơn.

Các sản phẩm thiết kế nên sử dụng CMYK: Bộ nhận diện thương hiệu (danh thiếp, miếng dán sticker, bảng hiệu, logo in,…), biển quảng cáo, áp phích, tờ rơi, tài liệu quảng cáo, bao bì sản phẩm, menu,…

Các định dạng tệp tốt nhất cho CMYK là gì?

– PDF: là lựa chọn lý tưởng để lưu file khi dùng hệ màu CMYK, vì chúng tương thích với hầu hết các phần mềm.

– AI: là tệp nguồn tiêu chuẩn cho CMYK, hỗ trợ làm việc với Adobe Illustrator.

– EPS: có thể là một lựa chọn thay thế AI, EPS tương thích với các chương trình vector khác.

Lưu ý: bạn nên tham khảo thông tin từ nơi in ấn để biết họ thích định dạng tệp nào hơn. Các máy in ngày nay sử dụng bốn mực CMYK để tạo nội dung in màu. Do đó, đối với các nội dung mà bạn muốn in, bạn nên chọn chế độ màu CMYK.

Các máy in ngày nay sử dụng bốn mực CMYK để tạo nội dung in màu. Do đó, đối với các nội dung mà bạn muốn in, bạn nên chọn chế độ màu CMYK.

3. RGB là gì?

Rbg 2 Column

RGB là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu cộng, thường được sử dụng để hiển thị màu trên các màn hình TV, monitor máy tính và những thiết bị điện tử khác (chẳng hạn như camera kỹ thuật số). Nó bao gồm các màu sau :

R = Red (đỏ)

G = Green (xanh lá)

B = Blue (xanh dương)

Nguyên lý làm việc của hệ RGB là phát xạ ánh sáng, hay còn gọi là mô hình ánh sáng bổ sung (các màu được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn các màu gốc)… Nếu CMYK là nơi bạn bắt đầu từ một tờ giấy trắng và sau đó thêm các màu khác, thì RGB hoạt động ngược lại. Ví dụ, khi màn hình TV tắt thì nó tối đen, khi bạn bật nó lên nó sẽ thêm các màu đó, xanh lá cây, xanh dương, cộng thêm hiệu ứng tích lũy là màu trắng, để từ đó phát ra ánh sáng và hình ảnh.

Chế độ màu RGB có một gam màu lớn hơn nhiều so với CMYK, đặc biệt trong vùng các màu huỳnh quang sáng. Do đó, đối với các nội dung mà bạn muốn hiển thị trên web hoặc trong video, RGB là chế độ màu mà bạn nên chọn.

Khi nào sử dụng hệ màu RGB?

Chế độ màu RGB là lựa chọn phù hợp cho Digital Design – Thiết kế kỹ thuật số, các sản phẩm đồ họa cần hiển thị trên máy tính, smartphone, ipad, TV, máy ảnh,…

Ví dụ: Thiết kế web và ứng dụng, icon, buttons, graphics, branding (bộ nhận diện thương hiệu online), online logos (logo hiển thị online), online ads (quảng cáo trực tuyến), social media (truyền thông mạng xã hội), visual content, video, digital graphics, infographics,…

Định dạng tệp tốt nhất cho RGB là gì?

– JPEG: đây là lựa chọn lý tưởng khi dùng hệ màu RGB vì tệp này có thể đọc được ở hầu hết mọi nơi, dung lượng nhẹ, giữ được chất lượng ảnh.

– PSD: là tệp tiêu chuẩn để lưu trữ các tài liệu RGB, đặc biệt hỗ trợ tốt khi dùng với Adobe Photoshop.

– PNG: được dùng cho các hình ảnh ko có nền (background trong suốt). 

– GIF ghi lại chuyển động, vì vậy nếu thiết kế của bạn có yếu tố chuyển động thì nên sử dụng loại tệp này. 

Nên tránh các loại tệp TIFF, EPS, PDF và BMP khi dùng hệ màu RGB. Các định dạng này không tương thích với hầu hết các phần mềm, chưa kể tốn dung lượng không cần thiết.

4. Cách kiểm tra tài liệu đang ở chế độ màu RGB hay CMYK?

Trong hầu hết các phần mềm đồ họa đều có chức năng cho bạn chuyển đổi qua lại giữa các mode màu, mình chỉ giới thiệu cách làm ở 2 phần mềm thông dụng nhất là Photoshop và Illustrator để các bạn tham khảo:

Cách đặt chế độ màu:

Trong Illustrator:

Aicolormode

Khi bạn tạo một tài liệu mới trong Illustrator, tùy chọn Chế độ màu có thể sẽ bị ẩn trong menu Advanced Options. Nhấp vào mũi tên để mở rộng menu này.

Trong Photoshop

Pscolormode

Cách kiểm tra chế độ màu

Trong Illustrator:

Aicheckcolors

Trong Illustrator: Vào menu File > Document Color Mode > CMYK Color (hoặc RGB Color)

Trong Photoshop

Pscheckcolor
Pscheckcolor

Trong Photoshop : Vào menu Image > Mode > chọn mode mình muốn chuyển

Chuyển đổi giữa hệ màu RGB và CMYK

Trong Photoshop

Psconvert1
Psconvert1
Psconvert2
Psconvert2

Vào Edit> Convert to Profile. Tại hộp thoại, bạn sử dụng menu thả xuống để chọn chế độ màu mong muốn.

Trong Illustrator:

Aiconvert
Aiconvert

Vào Edit > Edit Colors

Tuy nhiên, do CMYK là hệ màu trừ và RGB là hệ màu cộng nên khi chuyển đổi qua lại sẽ không tránh khỏi tình trạng bị lệch màu. Sau khi chuyển đổi, các thông số của từng màu sẽ không phải số nguyên chẵn mà là các số thập phân lẻ, tùy theo mode màu mà kết quả các bạn nhận được sẽ sáng hơn hoặc tối hơn màu ban đầu.

Lời kết

Chế độ màu RGB là lựa chọn tốt nhất cho các sản phẩm sử dụng đăng web, video, các trang mạng xã hội,… Ngược lại, CMYK được sử dụng cho các sản phẩm in ấn. 

Hiểu rõ về hệ màu sẽ giúp bạn lựa chọn màu sắc phù hợp cho từng sản phẩm thiết kế, làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, tính chuyên nghiệp trong công việc. Hy vọng bài viết này cung cấp kiến thức bổ ích cho bạn để làm việc hiệu quả.

(Tổng hợp)

  1. Dạ cho em hỏi, em thiết kế trên AI và Document Color Mode vẫn là CYMK, tuy nhiên khi xuất ra thì màu nó vẫn bị tối đi hơn.
    Vậy là kể cả khi em thiết kế ở chế độ CYMK thì vẫn sẽ cần làm màu sáng hơn để trừ hao khi xuất ra đúng không ạ?

  2. Ad cho mình hỏi có cách nào khi thiết kế hệ màu RGB và khi in thành phẩm cũng là hệ màu RGB không. Vì theo mình thấy cùng một màu nhưng trong hệ CMYK màu bị sẫm hơn so với RGB.

    1. Khi in thì nó phụ thuộc hệ màu của máy in bạn ơi ^^ thường thì những máy in khổ lớn sẽ in RGB, còn những máy in khổ nhỏ thì in CMYK, cũng tùy máy in nữa, cái đó mình ko set trong file thiết kế được. CMYK cơ chế của nó sẫm màu hơn RGB đúng rồi bạn.

  3. Vậy là trong in ấn nên dùng CMYK hơn là RGB bởi vì nó sẽ tiết kiệm được màu đen, nhưng nó còn vấn đề nào khác khi in không nên dùng RGB không chị?
    Trường hợp in nào nên dùng CMYK hay RGB? Chị có thể viết một bài nói rõ hơn được không?

      1. Chị ơi, như em có hỏi ở trên ấy. Bữa em đi in ấn (in trên chất liệu PP và giấy ảnh) bằng file CMYK do thiết kế gửi thì màu hoàn toàn không chuẩn tý nào (nó y chang màu CMYK hiện trên màn hình ấy), sau đó phải chỉnh lại file mềm sang hệ màu RGB thì mới hiện thị đúng ý trên giấy ảnh. Vậy nên em vẫn chưa hiểu rõ lắm khi in thì chất liệu nào nên dùng CMYK, chất liệu nào nên dùng RGB? Chị giúp em với 🙁

  4. Em chào chị,

    Em muốn hỏi chị: theo em tìm hiểu thì hệ màu CMYK được làm việc chủ yếu dành cho những file in offset hoặc in lên các chất liệu như hi-flex hoặc canvas, còn đối với in lên pp hoặc in lên giấy ảnh (in ảnh màu) thì vẫn sử dụng hệ màu RGB, vì hình như các hãng máy in kỹ thuật số như Canon hay Nikon hiện cũng áp dụng in RGB cho các máy in của mình.

    Không biết như thế là đúng không ạ? (vì có lần em từng chỉnh file in lên chất liệu pp theo hệ màu CMYK và màu sắc thì đúng là CMYK luôn ạ *òa òa*)

    P/s: dạo này vô blog chị đọc hoài luôn, em cảm ơn chị nhiều nhé, chị giúp cho mấy bạn muốn học về thiết kế như em nhiều nhiều lắm ý ^^

  5. Hi Uyên, bạn cho mình hỏi tí là nếu thiết kế in lên áo thun thì nên chọn hệ màu nào là đẹp nhất, thanks!

      1. vậy là mình chọn lúc thiết kế trên máy luôn hay lúc in mới chọn ạ? em mới tìm hiểu bên mảng này nên chưa rõ lắm ạ

  6. Không thể nói gì hơn, bài viết cô đọng, súc tích, dễ hiểu. Bạn đã đưa đến cho người đọc sự hiểu biết chân thực về sự trừu tượng của màu sắc. Cảm ơn bạn rất nhiều!

  7. Cám ơn bạn về bài viết này.
    Bài viết của bạn rất rõ ràng và cụ thể, cách trình bày mạch lạc và đơn giản thể hiện tư duy thẩm mỹ rất tinh tế của bạn.

    Chúc trang web luôn phát triển nhé”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *